Phòng Khám Da Liễu tại TP.HCM Tin tức Sức Khỏe Giới thiệu đôi nét về mụn cóc nổi trên da

Giới thiệu đôi nét về mụn cóc nổi trên da


Mô tả mụn cóc

Triệu chứng mụn cóc xuất hiện trên cơ thể, thường người bệnh không hề hay biết. Đây là một loại bệnh da liễu mà cách trị dân gian thường được áp dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ hết hẳn bệnh cũng không đảm bảo. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn thông tin về bệnh mụn cóc chi tiết và cụ thể về tên gọi, nguyên nhân, phân loại và nên điều trị hay không.

VÌ SAO LẠI CÓ TÊN GỌI MỤN CÓC? NGUYÊN NHÂN BỆNH DO ĐÂU?

Đôi nét về mụn cóc

Mụn cóc hay hạt cơm (theo dân gian) là một bệnh lý ngoài da mà nguyên nhân chính là do một loại chủng virus có tên là Human Papilloma Virus (HPV) xâm nhập vào biểu bì da gây nên.

Bệnh có thể gặp ở cả giới nam và giới nữ, ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp hơn ở người già hay trẻ em.. Đôi khi, ở đối tượng là trẻ em, nốt mụn tự nhiên biến mất sau khoảng 06 tháng xuất hiện mà không cần điều trị.

Mặc dù bệnh lý đa phần là lành tính, nhưng vẫn có nhiều trường hợp càng để lâu càng có xu hướng lây lan nhiều hơn, nhảy khắp cơ thể, hoặc lây lan sang người khác, hoặc rất dễ tái phát trở lại dù đã trị khỏi.

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do một loại virus có tên là Human Papiloma Virus (HPV). Hiện nay có khoảng 100 týp virus khác nhau. Trong đó khoảng 40 týp gây bệnh ở đường sinh dục và một số týp gây bệnh ở các vùng da khác trên cơ thể. Các týp gây bệnh ở da khác nhau sẽ gây ra các dạng mụn cóc có đặc điểm khác nhau.

Con đường lây truyền gồm tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp và tổn thương da gây nên. Cụ thể:

Tiếp xúc trực tiếp: Tại vị trí các mụn cóc có sự hiện diện của vi rút HPV

– Khi người bệnh tiếp xúc với mụn cóc trên cơ thể, không vệ sinh, vô tình chạm vào vị trí vùng da khác, dẫn đến sự lây lan trên cơ thể.

– Khi người khác tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh qua va chạm, bắt tay hay cọ xát thì sẽ bị nhiễm vi rút ở vùng da tiếp xúc ấy.

Tiếp xúc gián tiếp: lây lan qua vật thể trung gian

Người khác có thể bị lây nhiễm bệnh nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như dao cạo râu, khăn tắm, giày dép,… vì có thể tiềm ẩn vi rút HPV ở bề mặt những vật dụng này.

Thâm nhập qua vùng da bị tổn thương

Con đường lây nhiễm này thì người bị lây lan không ý thức tránh xa được. Vì loại vi rút HPV này dễ dàng xâm nhập qua bề mặt da bị tổn thương. Khi vô tình, bạn có những các vết cào, vết trầy xước do chấn thương hay thói quen cắn móng tay sẽ tạo điều kiện cho vi rút tấn công cơ thể khi tiếp xúc ở những bề mặt có tiềm ẩn virus HPV từ trước đó.

 

Cách nhận biết các loại mụn cóc

Vì chủng virus HPV rất rộng, khoảng 100 týp khác nhau, gây ra bệnh có tình trạng và biểu hiện cũng khác nhau. Cụ thể sẽ có những loại thông dụng như sau:

Mụn cóc thông thường

– Thường do vi rút HPV týp 24, 27 và 29 gây nên.

– Đây là những nốt tròn nhỏ nhô lên khỏi bề mặt da. Chúng thường cứng, chắc và bề mặt hơi sần sùi, thô ráp.

– Những nốt này có thể mọc ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Hay gặp nhất là ở mu bàn tay, mu bàn chân, ngón tay hoặc ngón chân.

– Người bệnh thường bị đau khi ta bóp hoặc ấn mạnh vào chúng.

Mụn cóc lòng bàn chân

– Thường do vi rút HPV týp 1 gây nên.

– Đúng như tên gọi, những nốt này chỉ xuất hiện ở lòng bàn chân của người bệnh.

– Không giống với loại thông thường, mụn cóc lòng bàn chân không nhô cao khỏi bề mặt da mà nằm ẩn bên dưới. Trên bề mặt có các gai nhỏ và xung quanh có viền da dày màu vàng.

– Những nốt ở lòng bàn chân thường bị đau khi bóp vào. Đồng thời người bệnh thường cảm giác đau nhức khi đi lại như dẫm vào vật gì đó.

Mụn cóc phẳng

– Thường do vi rút HPV týp 3, 10, 28 và 49 gây nên.

– Chúng thường mọc thành số lượng lớn vài chục đến vài trăm cái. Vị trí thường bị ảnh hưởng là mặt, cổ, ngực, mu bàn tay, cẳng tay và cẳng chân.

– Những nốt này hơi gờ nhẹ trên bề mặt da và có kích thước nhỏ khoảng 1-5 mm. Mụn thường ít sần sùi hơn so với hai loại trên. Đồng thời chúng không gây bất kỳ triệu chứng nào khác.

– Khi người bệnh vô tình cào gãi lên vị trí bị bệnh sẽ làm cho chúng lan theo vết gãi. Các nốt sắp xếp thành đường thẳng, tạo nên hình ảnh đặc trưng có tên gọi Koebner.

 

Dấu hiệu cần phải điều trị ngay

Vì có nhiều trường hợp, mụn cóc không hẳn là lành tính. Nhiều triệu chứng xuất hiện sẽ gây cản trở cuộc sống hằng ngày của người bệnh, khiến chỗ có mụn cóc trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc. Những dấu hiệu sau đây cho thấy bệnh nhân cần tìm ngay phương pháp điều trị:

– Vị trí có mụn cóc gây đau đớn dù có tiếp xúc hay không.

– Quy mô mụn cóc trở nên to hơn và lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.

– Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục.

– Mụn cóc đã tồn tại hơn 2 năm mà không tự khỏi.

 

Cơ chế điều trị

Để dứt điểm, cơ bản là tiêu diệt virus và loại bỏ các nốt mụn mà không để lại mô sẹo. Việc lựa chọn biện pháp điều trị mụn cóc phù hợp phụ thuộc vào loại mụn, vị trí và triệu chứng của từng bệnh nhân.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh theo mẹo trong dân gian. Trên thực tế, vẫn chưa có cách nào được y học công nhận là đáng tin cậy hoàn toàn. Chính vì vậy khi bị mụn cóc, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa mụn cóc thích hợp.

 

Lời khuyên

Người đọc có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến mụn cóc, xin liên hệ phòng khám da liễu Lê Minh để được tư vấn và giải đáp.