Nám da là một dạng rối loạn sắc tố lành tính, thường gặp ở nữ giới trên 30 tuổi – đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau khi sinh và tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể xảy ra do rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh kéo dài, lạm dụng mỹ phẩm chứa thành phần lột tẩy hoặc do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng.
Nám da là gì?
Nám da (Melasma hoặc Chloasma) là một dạng rối loạn sắc tố da thường gặp, xảy ra khi tế bào melanin tăng sinh quá mức dẫn đến sự hình thành các mảng, đốm có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Nám thường xuất hiện ở da mặt và tập trung nhiều ở các vị trí như môi trên, cằm, trán, sống mũi và má. Ở một số ít trường hợp, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những vùng da trên cơ thể như cổ, cánh tay và mu bàn tay.
Thống kê cho thấy, nám da thường gặp ở phụ nữ từ 25 – 50 tuổi (trong độ tuổi sinh sản). Trong đó, thời điểm nám bùng phát mạnh nhất là khi mang thai, sau khi sinh và giai đoạn tiền mãn kinh. Thực tế, nam giới cũng có thể bị nám nhưng tỷ lệ rất thấp.
Nám da là một dạng tăng sinh sắc tố lành tính tương tự . Tình trạng này không gây đau, ngứa ngáy, viêm đỏ hay khó chịu. Tuy nhiên, các đốm nâu do nám có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Tại sao nám da thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông?
Do nội tiết tố khác nhau
Phụ nữ thường xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nhiều hơn đàn ông, đặc biệt là phụ nữ thời tiền mãn kinh hay mãn kinh. Đây là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nám da. Chính bởi vậy mà nám da thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
Do độ dày của da
Một nghiên cứu cho thấy da của đàn ông dày gấp 7 lần phụ nữ. Chính bởi vậy, những tác động như ánh nắng mặt trời, khói bụi, hay ánh sáng xanh đều ảnh hưởng tới da mặt của phụ nữ nhiều hơn đàn ông. Hơn nữa, theo thời gian làn da có xu hướng bị bào mòn. Bởi vậy mà thực tế làn da của phù nữ nhanh lão hóa hơn đàn ông. Đây cũng là 1 lí do lí giải tạo sao phụ nữ dễ bị nám hơn đàn ông.
Do sử dụng mỹ phẩm
Nữ giới có xu hướng sử dụng mỹ phẩm nhiều hơn nam giới. Chúng ta thường bắt gặp nữ giới với khuôn mặt được makeup tỉ mỉ từ sáng đến tối. Chính bởi vậy, khi làn da bị bít tắc và ảnh hưởng bởi các thành phần hóa học có từ mỹ phẩm khiến da có nguy cơ bị nám.
Các nguyên nhân gây nám da thường gặp
Cơ chế trực tiếp gây ra nám da là do sắc tố melanin tăng sinh quá mức. Melanin được sản xuất từ tế bào melanocytes và có chức năng quy định màu da. Thực tế, quá trình sản sinh sắc tố phải có sự tác động giữa enzyme tyrosinase và tia UVB từ ánh nắng mặt trời. Điều này lý giải vì sao da thường bị đen và ngăm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.
Tuy nhiên ở người bị nám da, lượng melanin thường tập trung ở một số vị trí nhất định gây ra các đốm và mảng nâu nhạt, nâu đậm có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nám da vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên theo các chuyên gia Da liễu, nguy cơ bị nám có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi sau:
1. Nguyên nhân nội sinh
Nám da thường xuất hiện và phát triển mạnh ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các yếu tố nội sinh có thể gây nám da, bao gồm:
- Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nám da. Các chuyên gia nhận thấy, nồng độ estrogen suy giảm có thể khiến hormone MSH (melanocyte stimulating hormone) bị mất kiểm soát. Tình trạng này có khả năng kích thích melanin sản sinh quá mức và gây ra các mảng, đốm nám trên bề mặt da. Chính vì vậy, nám da thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh và phụ nữ tiền mãn kinh.
- Ảnh hưởng của quá trình lão hóa: Thực tế, nám da chỉ xuất hiện ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên và hiếm khi gặp ở nữ giới trẻ tuổi. Theo lý giải từ các chuyên gia, da mặt bị lão hóa có thể khiến quá trình sản sinh melanin bị mất kiểm soát và rối loạn dẫn đến sự xuất hiện của các mảng và đốm nâu ở má, cằm và mũi.
- Stress, căng thẳng kéo dài: Stress kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ mà còn là nguyên nhân gián tiếp gây nám da. Khi bị căng thẳng, tuyến thượng thận có xu hướng sản sinh nhiều hormone cortisone. Khi hormone này tăng cao, pregnenolone chỉ có thể kiểm soát cortisol và mất đi chức năng cân bằng nội tiết tố. Điều này dẫn đến tình trạng giảm/ tăng estrogen quá mức và hình thành nám.
Ngoài ra, nám da còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân nội sinh như cơ địa, ảnh hưởng của các bệnh lý buồng trứng và tuyến giáp hoặc cũng có thể là tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị kéo dài.
2. Nguyên nhân ngoại sinh
Bên cạnh các nguyên nhân nội sinh, nám da cũng có thể khởi phát do những nguyên nhân ngoại sinh như:
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UVB trong ánh nắng có thể kích thích tế bào melanocytes tăng sản sinh melanin và gây ra tình trạng da đen sạm, nám và tàn nhang.
- Lạm dụng mỹ phẩm chứa chất lột tẩy: Sử dụng mỹ phẩm chứa chất lột tẩy trong thời gian dài có thể khiến da mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, các sản phẩm này còn khiến màng lipid bị phá vỡ và khiến da mất chức năng đề kháng. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để tia UVB kích thích quá trình sản sinh melanin và gây sạm nám da.
Ngoài những nguyên nhân trên, nguy cơ bị nám da cũng có thể tăng lên nếu có các yếu tố rủi ro như làn da trắng, mỏng, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi,…
Nhận biết nám da – Phân loại
Không giống với tàn nhang, nám da có biểu hiện khá đa dạng và không đồng nhất. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại sau:
1. Nám mảng
Nám mảng thường xuất hiện ở vùng gò má, đặc trưng bởi các mảng lớn, nhỏ có màu nâu nhạt đến nâu đậm với kích thước và hình dạng không đồng nhất. Mặc dù có phạm vi ảnh hưởng rộng nhưng loại nám này có chân không sâu nên thường dễ điều trị hơn so với nám hạ bì và nám hỗn hợp.
Nám mảng thường xảy ra do tác hại của ô nhiễm môi trường, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, tác dụng phụ của thuốc và hệ quả do lạm dụng mỹ phẩm chứa chất lột tẩy da.
2. Nám chân sâu
Nám chân sâu (nám hạ bì/ nám đốm) là loại nám có chân nằm ở lớp hạ bì (lớp cuối cùng của da). Loại nám này đặc trưng bởi các đốm tròn có kích thước đa dạng, màu sắc từ nâu đến nâu đậm, đen, xanh hoặc xanh xám. Nám chân sâu thường mọc ở cằm, trán và 2 bên gò má.
Nám hạ bì thường là hệ quả do rối loạn nội tiết tố và căng thẳng kéo dài. Chân nám nằm sâu bên trong cấu trúc da nên rất khó điều trị dứt điểm. Hơn nữa nếu không tiến hành chăm sóc và điều trị sớm, nám có thể đậm màu dần theo thời gian và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố tâm lý, thẩm mỹ.
3. Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là sự kết hợp của nám mảng và nám chân sâu. Vì vậy chân nám có thể xuất hiện ở cả hạ bì lẫn thượng bì. Để điều trị loại nám này, cần kết hợp nhiều phương pháp và đòi hỏi phải kiên trì, tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
Ảnh hưởng của nám da
Nám da là một dạng gia tăng sắc tố lành tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tương tự như tàn nhang, nám da không ảnh hưởng đến sức khỏe và không có khả năng tiến triển thành ung thư.
Tuy nhiên các đốm, mảng nám trên bề mặt da có xu hướng đậm màu và lan rộng hơn theo thời gian. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ khiến nữ giới trở nên kém tự tin và e ngại trong các cuộc gặp gỡ.
Các biện pháp xử lý nám da hiệu quả
Nám là hệ quả do sắc tố melanin được sản sinh quá mức. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên quá trình xác định căn nguyên và điều trị thường gặp nhiều bất lợi.
Điều trị nám thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy vào chế độ chăm sóc, phương pháp áp dụng và mức độ nám ở từng trường hợp. Mặc dù hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị nhưng trên thực tế, không có phương pháp tối ưu và đặc hiệu đối với tình trạng da liễu này.
Một số phương pháp được áp dụng để điều trị nám da, bao gồm:
1. Sử dụng thuốc bôi trị nám
Dùng thuốc bôi là phương pháp trị nám phổ biến nhất. Phương pháp này có thể làm mờ các đốm, mảng đậm màu, làm mềm da, hỗ trợ dưỡng ẩm và ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, sử dụng thuốc và kem bôi thường có tác dụng chậm nên cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị nám da:
- Thuốc bôi chứa hydroquinone: Hydroquinone là hoạt chất có tác dụng điều trị các vấn đề do tăng sắc tố như sẹo thâm, tàn nhang và nám da. Hoạt chất này có tác dụng ức chế ezyme tyrosinase nhằm làm giảm quá trình sản xuất melanin. Hiện nay, Hydroquinone thường được bổ sung vào các chế phẩm dạng serum hoặc kem dưỡng với nồng độ dưới 2%.
- Thuốc bôi Tretinoid: Tretinoid là dẫn xuất của vitamin A được sử dụng để chăm sóc da mặt và điều trị các vấn đề da liễu thường gặp. Thành phần này đem lại nhiều công dụng đối với làn da như tẩy tế bào chết, biệt hóa tế bào, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương. Với cơ chế này, Tretinoid có khả năng , chống lão hóa, làm mờ đốm tàn nhang và nám da.
- Kem bôi chứa Acid azelaic: Acid azelaic là thành phần được chiết xuất từ một số loại ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch). Thành phần này có tác dụng làm sáng da, cải thiện đốm tàn nhang và nám da. Bên cạnh đó, Acid azelaic còn giúp làm giảm số lượng vi khuẩn kỵ khí, tẩy tế bào chết và trị mụn bọc. Các chế phẩm dạng bôi Acid azelaic có độ an toàn cao và có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai, sau khi sinh.
- Kem bôi, serum chứa vitamin C: Vitamin C (Ascorbic acid) có khả năng ức chế enzyme tyrosine (enzyme có chức năng kích thích sản sinh melonocytes – cơ quan sản xuất melanin). Vì vậy, các chế phẩm dạng bôi ngoài chứa thành phần này thường được sử dụng để trị nám da, tàn nhang và sẹo thâm do mụn. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp da căng bóng, mềm mịn và làm chậm quá trình lão hóa.
- Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại bôi chứa Lactic acid, Glycolic acid, Mandelic acid, Niacinamide, Aburtin và corticoisteroid để cải thiện đốm và mảng nám sạm trên da mặt.
Đối với nữ giới bị nám da do nội tiết tố, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều hòa hormone như thuốc ngừa thai. Các loại thuốc này có thể cân bằng hormone estrogen, progesterone, androgen và testosterone. Khi các hormone này ở mức cân bằng, quá trình sản xuất melanin có xu hướng bình thường hóa và giảm dần các đốm, mảng nám theo thời gian.
Các loại thuốc bôi trị nám đều có thể khiến da trở nên mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy trong thời gian điều trị, nên dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 10:00 – 16:00 hằng ngày.
2. Các phương pháp khác
Thực tế, sử dụng thuốc bôi chỉ đem lại hiệu quả đối với các trường hợp nám mảng, chân nám chưa ăn sâu vào trung bì và hạ bì da. Đối với nám chân sâu, các loại thuốc bôi chỉ giúp làm sáng da, giảm nhăn và cải thiện độ đàn hồi.
Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bạn có thể điều trị nám với một số phương pháp khác như:
- Chemical peeling: Chemical peeling (lột da hóa chất) thích hợp với trường hợp nám mảng và nám hỗn hợp. Phương pháp này sử dụng các loại axit có nồng độ cao (Glycolic acid, Salicylic acid, Lactic acid,…) nhằm tẩy tế bào sừng, kích thích da tái tạo, phục hồi và làm mờ các mảng, đốm nâu trên bề mặt da. Chemical peeling có thể cải thiện sắc tố da rõ rệt, hỗ trợ giảm mụn và kiểm soát dầu thừa. Tuy nhiên, axit nồng độ cao có thể gây khô và kích ứng đối với làn da nhạy cảm.
- Laser trị nám: Phương pháp này sử dụng tia laser nhằm phá hủy các sắc tố melanin nằm ở lớp trung bì và hạ bì. Tùy thuộc vào tình trạng da, bác sĩ sẽ điều chỉnh tia laser có bước sóng phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến chân nám. Hiện nay, điều trị nám bằng tia laser được đánh giá là phương pháp tối ưu và cho hiệu quả rõ rệt chỉ sau 10 – 20 tuần.
- Đốt điện trị nám chân sâu: Các đốm nám có màu nâu đậm thường rất khó mờ khi áp dụng laser và Chemical peeling. Vì vậy, có không ít trường hợp quyết định điều trị nám chân sâu bằng phương pháp đốt điện. Phương pháp này sử dụng tia điện phá hủy cấu trúc vùng da bị nám nhằm gây tổn thương giả, đồng thời kích thích tế bào tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên, đốt điện trị nám có thể gây ra , sẹo lồi nếu chăm sóc không đúng cách.
3. Phương pháp trị nám da bằng thảo dược Đông y
Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên gia da liễu Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT TƯ – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam: “Y học cổ truyền sử dụng các thảo dược thiên nhiên, gần gũi với sức khỏe con người, các vị thuốc Đông y trị nám tàn nhang có ưu điểm an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều cơ địa, không gây phản ứng phụ. Đặc biệt Đông y cho thấy tác động toàn diện, không xâm lấn, bên cạnh trị bệnh tận gốc còn nâng cao sức khỏe của người bệnh vô cùng hiệu quả.”
Nám da Tàn nhang Vương Phi của Trung tâm Da liễu Đông y Việt nam hiện đang là giải pháp loại bỏ nám tàn nhang theo nguyên lý y học cổ truyền được rất nhiều chị em tin dùng. Vương Phi được thừa kế bí quyết làm đẹp của mỹ nữ Hoàng triều Thăng Long do nữ ngự y Trần Kim Thu bào chế, sau này được các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm nghiên cứu và cải tiến thành sản phẩm như hiện nay.
Bộ sản phẩm với 2 chế phẩm là Viên uống và Tinh chất bôi thảo dược với hiệu quả toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài. Vương Phi nổi bật với nhiều ưu điểm như:
- Được bào chế từ hàng chục vị thảo dược quý, hảo hạng: Nám da tàn nhang Vương Phi được bào chế từ 100% thảo dược quý hiếm. Các loại thảo dược này được thu hái từ vườn chuyên canh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, sau khi thu hoạch được sơ chế và sản xuất theo dây chuyền đạt chuẩn GMP – WHO. Bởi vậy sản phẩm đảm bảo dược tính cao, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ.
- Cơ chế tác động toàn diện: Khác với một số sản phẩm hiện nay trên thị trường chỉ tác động 1 chiều bên trong hoặc bên ngoài thì Vương Phi nổi bật với cơ chế tác động sâu giúp loại bỏ căn nguyên gây nám đồng thời cung cấp dưỡng chất trực tiếp lên bề mặt da giúp da sáng mịn, đều màu. Sự kết hợp giữa nhiều chế phẩm mang lại cơ chế tác động toàn diện, giúp loại bỏ nám một đi không trở lại.
- Được VTV2 và diễn viên Lương Thu Trang khuyên dùng: Hiệu quả vượt trội của Nám da tàn nhang Vương Phi được nhiều khách hàng quan tâm và tin tưởng. Đặc biệt, sản phẩm đã được VTV2 khuyên dùng trong chương trình Cơ thể bạn nói gì? và được diễn viên Lương Thu Trang giới thiệu là Giải pháp trị nám da tàn nhang toàn diện.
Trong chương trình, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết: “Vương Phi là bộ sản phẩm loại bỏ nám tàn nhang toàn diện từ bên trong đến bên ngoài. Tinh chất bôi Vương Phi có tác dụng điều trị tại chỗ, làm bong nám, cân bằng sắc tố Melanin, cân bằng độ ẩm. Viên uống Vương Phi điều trị tận gốc – điều trị nguyên nhân bên trong giúp cân bằng nội tiết, bổ huyết, lưu thông mạch đồng thời thanh trừ thải độc, giúp gan thận khỏe mạnh.”
Đánh giá của bác sĩ Nhuần về BSP Vương Phi trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì?” VTV2
Trong chương trình, diễn viên Lương Thu Trang (phim Những cô gái trong thành phố, Mùa xuân ở lại) cũng hài lòng chia sẻ sau 3 tháng sử dụng Nám da tàn nhang Vương Phi. Tình trạng nám da tàn nhang của nữ diễn viên cải thiện đến 90%. Giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, thần khí được cải thiện rõ rệt. Thậm chí, bây giờ cô tự tin ra ngoài mà không phải bịt kín nữa.
Sau khi sinh và bước sang tuổi 30, Thu Trang bắt đầu xuất hiện những vết nám sạm ở gò má. Dù đã thử nhiều loại kem của nước ngoài nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, da chỉ trắng sáng hơn một chút. Cho đến khi biết đến và sử dụng BSP Vương Phi, Thu Trang mới thực sự tìm lại được sự trẻ trung và làn da sáng màu, mịn màng.
Thu Trang cho biết điều cô thích nhất ở sản phẩm này là được bào chế hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn, tác động lại toàn diện phù hợp với 1 người bận rộn nhiều lịch trình như cô.
Để biết thêm thông tin cũng như được tư vấn về BSP Vương Phi, độc giả vui lòng liên hệ theo thông tin:
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
- Cơ sở Hà Nội: 123 Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, Thanh Xuân – SĐT/Zalo: (024) 62605 666 – 0983 058 939
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh – SĐT/Zalo: (028) 710 99808 – 0903 047 368
Website:
Fanpage:
Chăm sóc & phòng ngừa nám da bằng cách nào?
Như đã đề cập, điều trị nám da đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc và can thiệp các thủ thuật, nên chủ động phối hợp với chế độ chăm sóc da khoa học. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị nám, chăm sóc đúng cách còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa mụn và nám da tái phát.
Cách chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nám da tái phát:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khung giờ từ 10:00 – 16:00 giờ hằng ngày. Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 35 trở lên, đồng thời nên đeo khẩu trang và che chắn da kỹ càng khi hoạt động, di chuyển dưới trời nắng.
- Không nên sử dụng các thiết bị điện tử khi không thực sự cần thiết. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể khiến da bị sạm, nám và nhanh lão hóa.
- Nên vệ sinh da 2 lần/ ngày với các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ và an toàn. Bên cạnh đó, cần dùng kem dưỡng ẩm đều đặn để nuôi dưỡng và tăng sức đề kháng cho da.
- Hạn chế dùng các sản phẩm chứa hương liệu và hoạt chất tổng hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thành phần nhân tạo có thể khiến da nhạy cảm hơn với tia cực tím và có nguy cơ cao bị tàn nhang, sạm nám.
- Nên bổ sung các thực uống và thực phẩm tốt cho làn da như rau xanh, trái cây, cá, nước lọc, các loại hạt, đậu,… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và cà phê.
- Không nên dùng các sản phẩm trị sạm nám không rõ nguồn gốc. Đa phần các sản phẩm trôi nổi đều chứa corticoid và các hóa chất tổng hợp có thể gây mỏng da, teo da và giãn mao mạch khi sử dụng.
- Đối với những trường hợp bị sạm nám do căng thẳng và rối loạn nội tiết, nên dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục thường xuyên và tránh suy nghĩ, lo lắng quá mức.
Nám da là vấn đề da liễu thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi. Do nguyên nhân và cơ chế phức tạp nên tình trạng này rất khó khắc phục và phòng ngừa hoàn toàn. Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Tránh tự ý điều trị tại các phòng khám da liễu, spa và thẩm mỹ viện không đủ chuyên môn và chất lượng dịch vụ kém.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: