Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn chứa nhiều thành phần tốt cho làn da – đặc biệt là da dầu và có mụn. Các công thức trị mụn đầu đen bằng tỏi có cách thực hiện đơn giản, chi phí thấp và mang lại hiệu quả khá rõ rệt.
Tìm hiểu tác dụng trị mụn đầu đen của tỏi
là một trong những loại mụn trứng cá thường gặp nhất. Mụn xuất hiện chủ yếu ở các vùng da bài tiết nhiều bã nhờn như má, cằm, mũi và trán. Các nốt mụn nằm gọn trong lỗ chân lông và hầu như không gây sưng, viêm đỏ hay ngứa ngáy. Mặc dù vậy, loại mụn này khiến bề mặt da trở nên sần sùi, kém mịn màng và xỉn màu.
Một trong bí quyết loại bỏ mụn đầu đen đơn giản được chị em áp dụng là sử dụng tỏi tươi. Với hàm lượng lưu huỳnh (sulfur) cao, tỏi có khả năng đẩy nhân mụn lên bề mặt da, giảm bã nhờn và se khít lỗ chân lông. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa allicin có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và chống oxy hóa mạnh. Các thành phần trong nguyên liệu này có khả năng giảm mụn, hạn chế bít tắc lỗ chân lông và làm sạch da sâu.
Tỏi còn cung cấp cho da nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết như Kẽm, vitamin C và vitamin A. Các thành phần này có tác dụng sát trùng nhẹ, tẩy tế bào chết và làm sáng vùng da có nhiều mụn đầu đen.
Như vậy có thể thấy, tỏi có thể làm giảm và ngăn ngừa tái phát mụn đầu đen khá hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm đặc trị, bạn có thể tận dụng 1 nhánh tỏi trong căn bếp để thực hiện công thức đánh bay mụn đầu đen chỉ trong tích tắc.
Thử ngay 10 cách trị mụn đầu đen bằng tỏi
Không giống với các nguyên liệu tự nhiên khác, tỏi chứa nhiều axit và có một số thành phần dễ gây kích ứng da. Vì vậy khi sử dụng tỏi để điều trị mụn đầu đen, bạn cần phải thực hiện theo đúng công thức.
Dưới đây là 10 công thức trị mụn đầu đen bằng tỏi đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà:
1. Sử dụng tỏi tươi đánh bay mụn đầu đen
Nếu có làn da khỏe mạnh, da có nhiều dầu và bã nhờn, bạn có thể sử dụng tỏi tươi để đánh bật các nốt mụn cứng đầu ở má, mũi và cằm. Khi tiếp xúc với da, hoạt chất allicine trong tỏi sẽ nhanh chóng len lỏi vào lỗ chân lông giúp làm sạch bã nhờn, đẩy nhân mụn và ức chế vi khuẩn P. acnes. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa sulfur có tác dụng kháng viêm và giảm hiện tượng sưng đỏ ở nốt mụn.
Tuy nhiên, thoa tỏi tươi lên da có thể gây khó chịu do mùi hăng đặc trưng. Ở những người có làn da nhạy cảm, axit và một số thành phần khác trong tỏi có thể khiến da kích ứng và đỏ rát nghiêm trọng. Vì vậy, chỉ áp dụng cách trị mụn đầu đen bằng tỏi trong trường hợp có làn da dầu và khỏe mạnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh tỏi tươi, bóc vỏ và thái lát nhỏ
- Sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn đầu đen (nên rửa mặt với nước ấm trước khi đắp để tăng khả năng thẩm thấu)
- Sau 10 – 15 phút, dùng tay xoa nhẹ lát tỏi lên da và rửa lại với nước ấm
- Cuối cùng, dùng khăn lau khô da mặt và tiếp tục các bước dưỡng da thông thường
2. Cách trị mụn đầu đen tại nhà bằng nước ép tỏi
Để giảm mức độ kích ứng, bạn có thể sử dụng nước ép tỏi thay vì đắp tỏi tươi như trên. Hơn nữa, nước ép tỏi sẽ dễ dàng thẩm thấu vào nang lông, giúp cuốn sạch da chết, bụi bẩn và bã nhờn. Đồng thời đánh bật nhân mụn đầu đen, se khít lỗ chân lông và ngăn ngừa các nốt mụn viêm.
Sulfur và kẽm có trong nước ép tỏi còn giúp se khít lỗ chân lông, giảm bã nhờn và dầu thừa tích tụ. Tương tự như cách trị mụn đầu đen tại nhà bằng tỏi tươi, công thức này chỉ thích hợp cho người có làn da dầu và hỗn hợp.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ từ 3 – 4 tép tỏi, sau đó đem nghiền nát lấy nước ép
- Trộn đều với nước sôi để nguội với tỷ lệ 1:1
- Làm sạch da mặt và dùng bông gòn thấm hỗn dịch thoa trực tiếp lên những vùng da có nhiều mụn đầu đen (mũi, cằm, má và trán)
- Để hỗn dịch khô và thoa lần lượt 3 – 5 lớp
- Đợi trong khoảng 5 – 7 phút và rửa lại với nước ấm
3. Công thức trị mụn đầu đen bằng tỏi và dầu ô liu
Nếu sở hữu làn da khô và thường, bạn có thể áp dụng công thức trị mụn đầu đen từ tỏi và dầu ô liu. Các công thức trị mụn từ tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kiềm dầu nên có thể gây khô ráp và căng rít da. Để cải thiện tình trạng này, công thức được bổ sung thêm dầu ô liu nhằm dưỡng ẩm và làm dịu vùng da tổn thương.
Với hàm lượng vitamin E cao, dầu ô liu có thể cung cấp độ ẩm lý tưởng, ngăn ngừa lão hóa và củng cố hàng rào bảo vệ da. Bên cạnh đó, các axit béo từ nguyên liệu này có thể len lỏi vào nang lông và hỗ trợ làm sạch bã nhờn, da chết, bã nhờn,…
Vì vậy, công thức trị mụn đầu đen bằng tỏi và dầu ô liu không chỉ có tác dụng loại bỏ mụn mà còn làm sạch da sâu và hỗ trợ nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ khoảng 3 – 4 tép tỏi, sau đó đem nghiền nát và ép lấy nước
- Hòa nước ép tỏi cùng với 1 thìa cà phê dầu ô liu
- Làm sạch da mặt và cho hỗn hợp vào tay, massage cho dầu nóng và thoa trực tiếp lên da
- Khi thoa lên da nên kết hợp với các động tác massage để dầu đi sâu vào lỗ chân lông và đánh bật các nốt mụn cứng đầu
- Lưu mặt nạ trên da thêm 10 phút và rửa lại với nước ấm
Lưu ý: Khi thực hiện công thức trị mụn đầu đen bằng tỏi và dầu ô liu, nên rửa lại với nước ấm để hạn chế tình trạng dầu bít tắc trong nang lông và gây ra mụn viêm, mụn mủ.
4. Trị mụn đầu đen “cấp tốc” bằng tỏi và giấm táo
Cả giấm táo và tỏi tươi đều có tác dụng trị mụn, giảm viêm và tẩy tế bào chết. Với những nốt mụn đầu đen cứng đầu và khó loại bỏ, bạn có thể áp dụng công thức kết hợp từ 2 nguyên liệu này. Ngoài những thành phần có trong tỏi, công thức từ giấm táo và tỏi còn cung cấp cho làn da một số dưỡng chất cần thiết.
Trong đó phải kể đến, acid acetic có khả năng tẩy tế bào chết, đẩy nhân mụn và loại bỏ bã nhờn tích tụ trong nang lông. Đồng thời hỗ trợ se khít lỗ chân lông, làm mềm da và cải thiện vết thâm, tàn nhang và nám sạm. Bên cạnh đó, giấm táo còn chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cải thiện sức đề kháng của da và hỗ trợ duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ 2 tép tỏi, nghiền nát và ép lấy nước
- Hòa nước ép tỏi với ½ thìa cà phê cà phê
- Sau đó cho vào 1 thìa cà phê nước ấm và trộn đều
- Dùng bông tẩy trang thấm hỗn dịch và thoa trực tiếp lên da (nếu có làn da nhạy cảm, chỉ nên thoa lên những vùng da có mụn đầu đen)
- Nên thoa từ 3 – 5 lớp và đợi trong 7 phút cho hỗn dịch khô hoàn toàn
- Cuối cùng rửa sạch da mặt bằng nước ấm, lau khô và tiếp tục các bước chăm sóc da thông thường
5. Cách trị mụn đầu đen bằng tỏi và mật ong
Tỏi và mật ong là công thức , đau họng có nguồn gốc từ dân gian. Bên cạnh đó, công thức này còn mang lại nhiều lợi ích đối với làn da – đặc biệt là da bị mụn đầu đen, mụn bọc và mụn mủ.
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm và phục hồi các tế bào hư tổn. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng củng cố hàng rào bảo vệ da và điều hòa hoạt động sản xuất dầu của nang lông.
Công thức từ tỏi và mật ong phù hợp với mọi loại da – kể cả người có làn da khô và lão hóa. Với vị ngọt dịu nhẹ và thành phần dưỡng ẩm sâu, mật ong có thể trung hòa tính axit có trong tỏi. Vì vậy, cách trị mụn đầu đen từ tỏi và mật ong hầu như không gây khô da hay bong tróc như các công thức trên.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ 2 – 3 tép tỏi, nghiền nát và ép lấy nước
- Sau đó trộn đều nước ép tỏi với 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Làm sạch da mặt, lau khô và thoa hỗn hợp lên da
- Để trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước ấm
6. Kết hợp tỏi tươi và tinh bột nghệ
Mụn đầu đen là loại mụn không viêm, không sưng và hầu như không để lại sẹo thâm hay . Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nốt mụn có thể khiến da xỉn màu và kém mịn màng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể kết hợp giữa tỏi tươi và bột nghệ để làm sáng da và se khít lỗ chân lông.
Bên cạnh tác dụng ức chế melanin (tế bào khiến da đen sạm), nghệ còn cung cấp cho da nhiều thành phần thiết yếu như beta-carotene, curcumin, kẽm và vitamin C. Các thành phần trong nghệ có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ và làm giảm mức độ nhạy cảm của da với những tác động từ môi trường như nhiệt độ, không khí,…
Hướng dẫn thực hiện cách trị mụn đầu đen bằng tỏi và tinh bột nghệ:
- Chuẩn bị 1 nhánh tỏi tươi, bóc vỏ và ép lấy nước cốt
- Thêm vào 1 thìa cà phê nước ấm và ½ thìa tinh bột nghệ
- Trộn đều các nguyên liệu và thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn
- Để trong 15 – 20 phút, sau đó massage nhẹ nhàng và rửa lại với nước ấm
- Áp dụng công thức này từ 2 – 3 lần/ tuần
7. Mặt nạ trị mụn đầu đen từ tỏi và sữa chua
Sữa chua thường được tận dụng để làm mặt nạ chăm sóc và dưỡng trắng da. Với hàm lượng axit lactic dồi dào, sữa chua có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ dịu, se khít lỗ chân lông và giảm số lượng mụn đầu đen ở mũi, cằm và má.
Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn chứa nhiều vitamin D và probiotic (lợi khuẩn) có tác dụng dưỡng ẩm và cân bằng môi trường sinh lý của da. Bằng cách cung cấp nhiều lợi khuẩn cho da, các công thức mặt nạ từ sữa chua có thể ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn và ngăn ngừa mụn tái phát.
Với nhiều lợi ích đối với làn da, bạn hoàn toàn có thể kết hợp sữa chua và tỏi tươi để tăng hiệu quả điều trị mụn đầu đen. Ngoài tác dụng trị mụn, công thức này còn giúp làm mềm da, dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết nhẹ dịu.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 2 – 3 tép tỏi tươi, nghiền nát và ép lấy nước
- Sau đó, trộn đều với 1 – 2 thìa sữa chua không đường
- Làm sạch da với sữa rửa mặt, lau khô và thoa mặt nạ lên da
- Để trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước ấm
- Áp dụng công thức từ sữa chua và tỏi tươi đều đặn 2 – 3 lần/ tuần có thể giảm số lượng mụn đầu đen ở mũi, cằm và má đáng kể
8. Trị mụn đầu đen qua 1 đêm bằng tỏi và chanh tươi
Chanh tươi chứa nhiều thành phần tốt cho da như axit citric, vitamin C và một số khoáng chất thiết yếu. Trong đó, axit citric có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ bã nhờn, dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông và đánh bật nhân mụn đầu đen ra khỏi bề mặt da.
Vitamin C (axit ascorbic) có khả năng ức chế tế bào melanin, hỗ trợ làm mờ đốm nâu và cải thiện làn da xỉn màu, kém rạng rỡ. Cuối cùng, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong chanh giúp phục hồi da, cải thiện sức đề kháng và ngăn chặn sự phát triển quá mức của hại khuẩn.
Với vô số tác dụng đối với làn da, chanh tươi thường được sử dụng trong các công thức chăm sóc và điều trị một số vấn đề da liễu. Trong đó, công thức từ chanh và tỏi có khả năng “xóa sổ” các nốt mụn đầu đen ở má, cằm và mũi rõ rệt. Bên cạnh đó, công thức này còn có tác dụng giảm bã nhờn, dầu thừa và ngăn ngừa mụn tái phát.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bóc vỏ 1 – 2 tép tỏi, sau đó ép lấy nước cốt và hòa với ½ thìa cà phê nước cốt chanh
- Trộn đều hỗn dịch với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
- Sau đó dùng bông gòn thấm hỗn dịch và thoa lên những vùng da có nhiều mụn (nên thoa từ 3 – 4 lớp)
- Đợi hỗn dịch khô hoàn toàn, rửa sạch da bằng nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng da khô căng, nứt nẻ
9. Công thức trị mụn đầu đen từ tỏi và nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) có tác dụngloại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và làm dịu vùng da kích ứng. Dung dịch này thường được dùng thay thế cho sữa rửa mặt sau khi lăn kim, laser và nặn mụn vì có độ an toàn cao và hầu như không gây kích ứng.
Với những đặc tính này, nước muối sinh lý còn được tận dụng để trung hòa axit và giảm mức độ kích ứng khi áp dụng cách trị mụn đầu đen bằng tỏi. Công thức kết hợp 2 nguyên liệu này có khả năng làm sạch da, giảm mụn và ngăn ngừa hình thành các nốt mụn mới.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chai nước muối sinh lý và 1 nhánh tỏi
- Bóc vỏ tỏi, nghiền nát và ép lấy nước
- Sau đó hòa với nước muối sinh lý thêm tỷ lệ 1:1
- Dùng bông tẩy trang thấm hỗn dịch và thoa lên các vùng da có nhiều mụn đầu đen, bã nhờn
- Nên thoa từ 2 – 3 lần và để trong 10 phút để tinh chất thẩm thấu sâu
- Sau đó, làm sạch da bằng nước ấm và tiếp tục các bước dưỡng da như bình thường
10. Kết hợp nha đam và tỏi tươi trị mụn đầu đen
Thực tế, công thức trị mụn đầu đen bằng tỏi có thể gây ra cảm giác nóng rát và khó chịu khi áp dụng. Để giảm cảm giác này, bạn có thể áp dụng công thức từ tỏi tươi và nha đam. Với hàm lượng nước dồi dào, nha đam có tác dụng làm mát, dưỡng ẩm và cải thiện vùng da kích ứng, sưng đỏ.
Mặc dù không có tác dụng trị mụn như tỏi nhưng nha đam cung cấp cho da nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Vì vậy, công thức này còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, củng cố hàng rào bảo vệ và giảm mức độ nhạy cảm của da với những yếu tố bên ngoài.
Cách thực hiện:
- Trộn đều ½ thìa cà phê nước ép tỏi và 1 thìa cà phê gel nha đam tươi
- Rửa sạch da mặt và thoa hỗn hợp lên vùng da nhiều dầu và có mụn đầu đen
- Thư giãn trong 10 phút và rửa lại với nước ấm
Lưu ý khi trị mụn đầu đen bằng tỏi
Cách trị mụn đầu đen bằng tỏi có thể gây kích ứng, nóng rát và khô ráp da nếu áp dụng không đúng cách. Vì vậy trước khi thực hiện các công thức từ tỏi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ áp dụng công thức trị mụn đầu đen từ tỏi khi có làn da không quá nhạy cảm. Đa phần những trường hợp có làn da mỏng dễ bị kích ứng và đỏ rát khi áp dụng các công thức làm đẹp từ nguyên liệu này.
- Không thực hiện cách trị mụn đầu đen bằng tỏi nếu da mặt có vết thương hở hoặc đang gặp phải các vấn đề da liễu như , da bị lở loét, chàm, nhiễm nấm,…
- Các công thức từ tỏi cho hiệu quả rõ hơn so với những nguyên liệu tự nhiên khác. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối đa, nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ tuần trong thời gian dài.
- Axit từ tỏi có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nên sử dụng kem chống nắng và che chắn da khi tiếp xúc với ánh nắng để hạn chế tình trạng da kích ứng, đen sạm, lão hóa,…
- Mụn đầu đen không gây viêm, sưng đỏ hay ngứa ngáy. Tuy nhiên, loại mụn này rất khó điều trị và dễ tái phát. Do đó bên cạnh các công thức từ tỏi, nên chăm sóc da mặt đúng cách để giảm dầu thừa và ngăn ngừa mụn tái phát.
- Ngưng áp dụng cách trị mụn đầu đen bằng tỏi nếu xuất hiện các biểu hiện kích ứng như da nóng rát, ngứa ngáy, nổi mẩn và mề đay.
Bài viết đã tổng hợp 10 cách trị mụn đầu đen bằng tỏi đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu, nên áp dụng các công thức này đều đặn trong thời gian dài. Đồng thời cần kết hợp với chế độ chăm sóc da đúng cách để kiểm soát và ngăn ngừa mụn tái phát.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: