Tay nổi đốm nâu như đồi mồi do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, một vài vấn đề về sức khỏe có thể gây nên tình trạng này mà bạn đọc không nên chủ quan. Vậy, hiện tượng này nói lên điều gì? Phải xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Tay nổi đốm nâu như đồi mồi là bị gì?
Tình trạng tay nổi đốm nâu khá phổ biến, đặc biệt là những người có môi trường lao động thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vị trí mà chúng thường xuất hiện là mu bàn tay, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào sắc tố da của mỗi người.
Về kích thước các đốm nâu cũng không giống nhau. Có người chỉ gặp phải các chấm nâu li ti, nhưng cũng có trường hợp đốm nâu hình thành mảng lớn 3 – 4 cm hoặc lan rộng ra da vùng dọc cánh tay.
Các đốm nâu này cũng có thể là . Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng chúng có thể đậm màu hoặc lan ra các vùng khác theo thời gian. Chính vì thế, bạn nên khắc phục đốm nâu trên tay càng sớm càng tốt.
Tay nổi đốm nâu như đồi mồi là do đâu?
Không chỉ xuất hiện ở tay, đốm nâu còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác như da mặt, da lưng,…những vùng da bị tăng hắc tố melanin. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng tay nổi đốm nâu như đồi mồi có thể kể đến như:
Do tuổi tác
Người có tuổi càng lớn thì da cũng trở nên nhăn nheo và dễ thâm nám hơn. Đặc biệt, tay thường xuất hiện các mảng màu nâu. Hiện tượng này khá thường gặp. Bởi lúc này, sức đề kháng của da cũng giảm dần, khiến chúng dễ bị tổn thương.
Tác động của ánh nắng mặt trời
Đây là một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng sạm, nám, nổi đốm nâu trên tay. Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp lên da, khiến hắc tố melanin tăng cao để chống lại các tác động tiêu cực đó. Điều này vô tình khiến da xuất hiện các đốm nâu, nám,…
Do di truyền
Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng quyết định làn da của bạn. Nếu trong gia đình, có người cùng huyết thống bị đốm nâu trên da, khả năng bạn cũng bị đốm nâu sẽ cao hơn bình thường. Trường hợp bị đốm nâu ở tay do gen di truyền sẽ khó khắc phục hơn các trường hợp khác.
Rối loạn nội tiết tố:
Hormone estrogen có tác dụng ức chế quá trình sản sinh melanin trong cơ thể. Nhưng khi phụ nữ mang thai hoặc tiền mãn kinh, gặp phải chứng rối loạn nội tiết tố, khiến cho melanin có điều kiện tăng sinh. Theo thời gian, chúng tích tụ nhiều dưới da khiến da xuất hiện các đốm nâu, ,…
Bệnh ung thư:
Việc trên tay xuất hiện nhiều đốm nâu bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm, bạn không nên chủ quan. Một số bệnh lý liên quan như:
- Ung thư tế bào đáy: Nhiều người nghĩ rằng đốm nâu là biểu hiện của tình trạng nổi đồi mồi, nốt ruồi. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cho thấy khối u ở tế bào đáy đang phát triển. Chúng thường xuất hiện ở mặt nhiều hơn trên tay.
- Ung thư tế bào gai: Loại này hay còn gọi với cái tên là ung thư tế bào vảy. Hình thành do những tổn thương do sẹo, nhiễm trùng lâu ngày hoặc do cơ thể mắc các bệnh mãn tính. Ung thư phát triển khá nhanh, mức độ lây lan cao so với dạng kể trên.
- Ung thư da hắc tố: Đây có thể nói là dạng ung thư ác tính nhất. Người bệnh có khả năng tử vong khá cao. Các triệu chứng nhận biết thường không rõ ràng. Ban đầu chỉ thường xuất hiện những đốm nâu, đen trên da tay, chân,…
Các nguyên nhân khác:
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, ở những người không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, mỹ phẩm kém chất lượng,…khả năng bị nổi đốm nâu ở tay là khá cao.
Để phòng tránh tình trạng tay nổi đốm nâu như đồi mồi là bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên có biện pháp kiểm tra y tế để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh những nguy cơ xảy đến ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Tay nổi đốm nâu như đồi mồi phải xử lý như thế nào?
Nhằm ngăn chặn sự phát triển lây lan của các đốm nâu trên tay bạn nên lưu ý một số biện pháp xử lý như sau:
Chăm sóc bảo vệ da
Đây là cách giúp bạn duy trì được làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng hắc tố melanin hình thành và phát triển ngày càng dày đặc hơn:
- Che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng: Để cải thiện tình trạng da tay bị nổi nhiều đốm nâu hơn, bạn nên có biện pháp che chắn khi đi ra ngoài. Đặc biệt, thời điểm từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, bức xạ mặt trời là khá lớn. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong khoảng thời gian này càng tốt. Sử dụng kem chống nắng, đồ bảo hộ để bảo vệ làn da khỏi tia tử ngoại.
- Uống nhiều nước hơn: Da cần cung cấp đủ nước để giữ ẩm. Nếu bạn cung cấp cho cơ thể đủ nước, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, bổ sung các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là cách giúp bạn mau chóng đẩy lùi tình trạng da thâm sạm, nhiều đồi mồi, đốm nâu.
Sử dụng biện pháp thẩm mỹ
Bên cạnh cách xử lý bằng thay đổi một số thói quen cần thiết để bảo vệ da, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp thẩm mỹ để khắc phục tình trạng đốm nâu trên tay nhanh chóng hơn. Một số biện pháp như:
- Sử dụng sản phẩm có thành phần acid để tẩy đi lớp tế bào chết trên da mặt, tay, chân. Điều này sẽ giúp tình trạng da không đều màu phục hồi đáng kể.
- Sử dụng laser để đốt bỏ những đốm nâu “xấu xí”. Tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người mà người thực hiện sẽ sử dụng tia laser ở cường độ phù hợp.
Tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng những biện pháp sử dụng công nghệ đòi hỏi chi phí thực hiện cao hơn. Những biện pháp xâm lấn có thể khiến da bị kích ứng, viêm nhiễm,…Do đó, để đảm bảo, trước khi thực hiện, bạn nên lựa chọn địa điểm uy tín, chất lượng để việc điều trị diễn ra an toàn.
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên
Bên cạnh những biện pháp nêu trên, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là cách xử lý đốm nâu ở tay được nhiều người áp dụng. Mặc dù thời gian phát huy hiệu quả chậm hơn, nhưng các mẹo chữa dân gian này sẽ giúp người thực hiện tiết kiệm được chi phí. Không những thế, vì thành phần thiên nhiên nên cũng an toàn, lành tính, giúp nuôi dưỡng làn da mềm mịn, trắng hồng tự nhiên. Các cách như sau:
- Dùng nước cốt chanh làm mờ đốm nâu:
Nước cốt chanh có chứa hàm lượng vitamin C, axit và các khoáng chất giúp làm sạch tế bào chết trên da. Ngoài ra, chúng còn giúp làm mờ các hắc tố melanin, làm đều màu da tự nhiên, hiệu quả. Cách thực hiện cũng đơn giản, bạn chỉ cần lấy ½ quả chanh, chà trực tiếp lên vùng da tay bị nổi đốm nâu từ 15 – 20 phút. Kiên trì một thời gian sẽ nhận được hiệu quả bất ngờ.
- Sử dụng nha đam làm mờ đốm nâu:
Nha đam không chỉ tốt cho da mặt, tình trạng đốm nâu nổi ở tay cũng có thể áp dụng cách thức này. Lượng acid amin dồi dào trong nha đam cùng với khoáng chất phong phú sẽ “nâng niu” làn da của bạn. Không chỉ lấy đi làm tế bào chết sần sùi, nó còn làm mờ các đốm nâu, nâng tông da hiệu quả.
Bạn chỉ cần lấy một bẹ nha đam tươi, rửa sạch. Sau đó lấy phần thịt trong suốt thoa đều, massage lên da 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Dùng giấm táo làm mờ đốm nâu:
Giấm táo cũng chứa hàm lượng vitamin dồi dào. Tính acid của giấm táo có thể giúp da loại bỏ tế bào chết, đồng thời độ pH trên da cũng được cân bằng hiệu quả. Thực hiện biện pháp này một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được các đốm nâu nhạt dần, da cũng mềm mịn và đều màu hơn.
Bạn sử dụng giấm táo pha loãng với nước, ngâm tay trong dung dịch 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Bên cạnh đó, bạn có thể pha thêm một ít dầu oliu hoặc dầu dừa vào trong dùng dịch giấm táo loãng để dưỡng ẩm cho da. Áp dụng đều đặn mỗi ngày để da được khỏe và mềm mịn, mờ đốm nâu.
Sử dụng kem, thuốc làm mờ đốm nâu
Nếu bạn muốn tình trạng tay nổi đốm nâu như đồi mồi nhanh mờ hơn có thể sử dụng kèm thuốc hoặc kem bôi da. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu cho ra đời các dòng sản phẩm nhằm khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn phải đảm bảo mình đã mua đúng nơi uy tín và đúng loại sản phẩm đặc trị. Một vài gợi ý cho bạn đọc như:
- Hydroquinone cream 4%: Đây là hoạt chất có công dụng dưỡng trắng và xóa mờ đốm nâu, thâm nám cho da nhanh chóng. Tuy nhiên, sản phẩm sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khô da, gây kích ứng,…Do đó, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng sản phẩm có thành phần hydroquinone nồng độ 4% là an toàn cho làn da.
- Glycolic acid: Có tác dụng giúp da ngăn ngừa tình trạng lão hóa, loại bỏ tế bào hư tổn trên da. Đặc biệt, chất này còn giúp làm mờ các đốm nâu nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng kem bôi có chứa thành phần này, tình trạng đốm nâu ở tay sẽ được cải thiện đáng kể, da tay cũng trở nên mềm mịn hơn.
- Kojic acid: Đây là hoạt chất được tìm thấy trong quá trình lên men gạo hoặc trong các loại nấm tự nhiên. Kojic acid khá an toàn và lành tính nên được sử dụng để ức chế quá trình hình thành hắc tố melanin, hỗ trợ làm mờ đốm nâu hiệu quả. Phù hợp với người có làn da tay mỏng hoặc nhạy cảm nhất cũng có thể sử dụng.
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho vấn đề: “Tay nổi đốm nâu như đồi mồi là bị gì?”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết. Để bảo vệ da trước các tác nhân bên trong và bên ngoài, bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa và sớm có biện pháp can thiệp, khắc phục khi thấy da bắt đầu hình thành các đốm nâu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: