Nổi mụn thịt ở mí mắt là vấn đề da liễu rất nhiều nữ giới gặp phải. Do mí mắt là vị trí nhạy cảm nên việc loại bỏ mụn thường gặp nhiều khó khăn. Cần chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.
Mụn thịt ở mí mắt là gì?
là thuật ngữ mô tả các nốt mụn nhỏ, không sưng viêm, đỏ hay đau rát. Đây thực chất là một dạng rối loạn dưới da, thường xảy ra khi tuyến mồ hôi giãn nở, tích tụ collagen và keratin dư thừa, tạo thành các nốt sẩn có kích thước từ 1 đến 3mm.
Trên thực tế, mụn thịt có thể mọc ở bất cứ vùng da nào. Tuy nhiên, các nốt mụn tập trung chủ yếu ở trán, gò má, vùng da quanh mắt, cổ, chân tay và cơ quan sinh dục. Trong đó có rất nhiều người bị mọc mụn thịt ở mí mắt.
Cơ chế hình thành các nốt mụn thịt ở mí mắt thường không có sự tham gia của vi khuẩn. Do đó rất hiếm khi xảy ra tình trạng sưng viêm, đau rát hay ngứa ngáy. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nốt mụn ở vị trí này sẽ ít nhiều gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân gây nổi mụn thịt ở mí mắt
Mụn thịt ở mí mắt thực chất là u nang tuyến mồ hôi nên cơ chế hình thành hoàn toàn khác so với mụn trứng cá. Sự xuất hiện của các nốt mụn có thể liên quan tới cả yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Thực tế cho thấy, các nốt mụn thịt thường có xu hướng xuất hiện ở các vùng da mỏng như trên mí mắt, xung quanh mắt, vùng trán, má hay cổ. Điều này chứng tỏ rằng, cấu trúc da có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành mụn thịt.
Một số nguyên nhân gây nổi mụn thịt ở mí mắt có thể là:
– Đặc tính của vùng da mí mắt:
Mí mắt và vùng da xung quanh mắt có cấu trúc mỏng và yếu hơn rất nhiều so với cái vùng da khác. Do đó, tuyến mồ hôi ở đây rất dễ bị giãn nở và rối loạn khi hoạt động quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tuyến mồ hôi bị phì đại. Điều này dẫn tới tích tụ bã nhờn, collagen và keratin dư thừa. Từ đó khiến cho các nốt mụn thịt hình thành trên mí mắt.
– Rối loạn tuyến mồ hôi:
Đây được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự hình thành của các nốt mụn thịt trên mí mắt. Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn tuyến mồ hôi vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho biết sự giãn nở và phì đại của tuyến mồ hôi có liên quan tới cấu trúc da và yếu tố di truyền.
– Chế độ ăn uống không hợp lý:
Duy trì chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và đường, đồ ăn cay nóng hay thường xuyên tiêu thụ thức uống chứa cồn và caffeine có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Hơn nữa còn gây rối loạn quá trình tổng hợp collagen cũng như bài tiết keratin. Do đó, việc ăn uống không lành mạnh cũng được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn thịt ở mí mắt.
– Yếu tố di truyền:
Các chuyên gia Da liễu cho biết, mụn thịt, mụn cóc và mụn cơm là 3 loại mụn có đặc tính di truyền cao. Nguyên nhân có liên quan tới gen quy định cấu trúc da và hoạt động của tuyến mồ hôi. Nếu bạn bị nổi mụn thịt ở mí mắt thì có khả năng bố mẹ từng gặp phải tình trạng này.
– Chế độ chăm sóc da:
Sự hình thành các nốt mụn thịt trên mí mắt hay xung quanh mắt đều có thể liên quan đến chế độ chăm sóc da. Vệ sinh không sạch sẽ, không tẩy tế bào chết… có thể làm tăng nguy cơ gây mụn thịt. Hơn nữa các thói quen này còn dễ gây ra mụn viêm, mụn cám hay mụn đầu đen. Đồng thời làm tăng tốc độ lão hóa và khiến cho làn da bị sần sùi, nám sạm.
– Sinh hoạt không điều độ:
Các thói quen xấu như thức khuya, mất ngủ, thường xuyên hút thuốc lá hay stress, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết mồ hôi. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nổi các nốt mụn thịt ở mí mắt.
Đa phần các trường hợp nổi mụn thịt ở mí mắt đều liên quan đến nhiều yếu tố kết hợp. Rất hiếm có trường hợp các nốt mụn hình thành do một nguyên nhân cụ thể.
Dấu hiệu nhận biết nổi mụn thịt ở mí mắt
Các nốt mụn thịt ở mí mắt có màu sắc và hình dáng hoàn toàn khác so với các loại . Do đó, các bạn có thể dễ dàng nhận biết mụn thịt ở mí mắt.
Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng:
- Trên mí mắt mọc các nốt mụn nhỏ có màu trắng, nâu nhạt hoặc nâu đen.
- Kích thước các nốt mụn thịt ở mí mắt dao động trong khoảng 1 – 2mm hoặc nhỏ hơn.
- Mụn có thể mọc tập trung thành cụm, không chỉ tập trung ở mí mắt và còn xuất hiện cả ở bọng mắt.
- Các nốt mụn hoàn toàn không có hiện tượng viêm đỏ, sưng hay gây ra cảm giác đau nhức khó chịu.
Các nốt mụn ở mí mắt ban đầu chỉ xuất hiện với số lượng ít nhưng sau đó sẽ nổi nhiều và dần trở nên dày đặc. Ở những người lớn tuổi, tình trạng mụn thịt ở mí mắt thường nghiêm trọng hơn do các ống tuyến mồ hôi bị giãn nở quá mức.
Nổi mụn thịt ở mí mắt có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, mụn thịt ở mí mắt là những khối u lành tính. Chúng hoàn toàn vô hại và ít khi làm phát sinh các triệu chứng. Tuy nhiên, mí mắt là vùng da rất nhạy cảm, nếu mụn thịt mọc nhiều ở vị trí này có thể gây nặng mí, sụp mí và khó chịu. Hơn nữa trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Ngoài ra, một số ít trường hợp mụn thịt vẫn có khả năng gây đau ngứa, nhất là khi đổ mồ hôi. Hơn nữa, mụn thịt thường không tự biến mất mà càng ngày sẽ càng mọc nhiều hơn và lan ra các vùng da xung quanh. Điều này gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin và stress.
Cách điều trị mụn thịt ở mí mắt
Mí mắt là vùng da rất mỏng và nhạy cảm nên sẽ gây không ít khó khăn cho việc loại bỏ các nốt mụn thịt tại vùng da này. Nếu không cẩn trọng trong điều trị có thể để lại sẹo hay gây ra các vấn đề rủi ro ngoại ý.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn thịt ở mí mắt được áp dụng phổ biến:
1. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là giải pháp được áp dụng phổ biến cho các trường hợp bị nổi mụn thịt ở mí mắt. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc bôi và thuốc uống phù hợp.
Với các trường hợp mụn thịt có kích thước nhỏ và nông thì bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm kem bôi. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần như acid lactic, acid glycolic, acid malic, BHA, Retinol… Chúng giúp loại bỏ tế bào sừng cũng như keratin tích tụ. Từ đó khiến cho các nốt mụn thịt dần biến mất sau khoảng 1 vài tháng.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị mụn thịt, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc uống kết hợp. Cả thuốc uống và thuốc bôi đều cần dùng đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Nhất là với các sản phẩm thuốc bôi, cần cẩn trọng để tránh thuốc bị dây vào mắt và gây ra các vấn đề rủi ro ngoại ý.
2. Điều trị tại nhà
Một số biện pháp tự nhiên tại nhà có thể mang lại nhiều lợi ích khi bị nổi mụn thịt ở mí mắt. Tuy nhiên mí mắt là vùng da mỏng và rất nhạy cảm nên cần đặc biệt thận trọng khi áp dụng bất cứ mẹo chữa tự nhiên nào.
Lựa chọn điều trị tại nhà có thể bao gồm:
– Sử dụng tỏi kết hợp với mật ong:
Tỏi là nguyên liệu có chứa thành phần kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Hơn nữa còn chứa các hoạt chất giúp hỗ trợ phá vỡ mô liên kết của chân mụn thịt. Còn mật ong thì rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe làn da. Ngoài ra còn làm dịu tính cay nồng của tỏi để hạn chế kích ứng.
Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi đem bóc vỏ, giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Thêm 1 chút mật ong nguyên chất vào rồi khuấy đều lên. Dùng tăm bông thấm vào dung dịch rồi thoa lên vùng mí mắt và xung quanh mắt. Để yên khoảng 10 – 15 phút rồi lau sạch.
– Tinh dầu tràm trà:
Đây là nguyên liệu có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, kháng virus và tiêu viêm rất hiệu quả. Đối với các nốt mụn thịt ở mí mắt, tinh dầu tràm trà có thể làm khô chúng bằng cách tiêu bã nhờn.
Bạn chỉ cần dùng tăm bông thoa tinh dầu tràm trà lên nốt mụn khoảng 2 lần/ ngày. Thoa cẩn thận để tránh tinh dầu dây vào mắt. Sau khoảng vài ba tuần thì các nốt mụn thịt sẽ dần khô lại và bong ra khỏi bề mặt da.
– Sử dụng giấm táo:
Giấm táo cũng là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có thể tận dụng để hỗ trợ loại bỏ các nốt mụn thịt ở mí mắt. Thành phần acid acetic dồi dào trong giấm táo có thể giúp loại bỏ tế bào chết và làm sạch sâu nang lông.
Chuẩn bị 1 ít giấm táo rồi pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Dùng tăm bông thấm vào giấm táo pha loãng rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng mi mắt bị nổi mụn thịt. Để nguyên khoảng 10 phút rồi lau sạch.
3. Can thiệp các thủ thuật
Như đã đề cập, mụn thịt là loại mụn rất khó để cải thiện hoàn toàn bằng các giải pháp tại nhà hay dùng thuốc. Nhất là trong trường hợp mụn mọc nhiều với kích thước lớn.
Để loại bỏ mụn thịt ở mí mắt một cách triệt để thì rất nhiều người đã lựa chọn áp dụng các biện pháp xâm lấn. Điển hình như:
– Công nghệ Laser CO2 Fractional:
Với sự ra đời của công nghệ Laser CO2 Fractional tiên tiến thì các nốt mụn thịt ở mí mắt có thể được loại bỏ 1 cách triệt để. Bởi đây là công nghệ của Mỹ có rất nhiều tính năng nổi bật giúp khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của công nghệ Laser truyền thống trước đây.
Laser CO2 Fractional có cơ chế hoạt động rất thông minh với bước sóng chuyên biệt. Điều này cho phép nhận diện chính xác vị trí của u tuyến cần loại bỏ. Sau đó sẽ triệt tiêu các u tuyến này tận gốc một cách dễ dàng mà không gây tổn thương. Đồng thời không xâm lấn đến các mô xung quanh.
– Nitơ lỏng:
Nitơ lỏng là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị nốt ruồi, mụn cóc, mụn cơm và mụn thịt. Ở nhiệt độ thấp, Nitơ lỏng sẽ làm đông các mạch máu nuôi dưỡng nốt mụn thịt.
Chỉ sau một thời gian ngắn, nốt mụn thịt sẽ dần khô lại rồi bong tróc ra khỏi bề mặt da. Biện pháp Nitơ lỏng tương đối hiệu quả với các nốt mụn thịt ở mí mắt nhưng tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo trắng cao.
– Tiểu phẫu mụn thịt:
Đối với các nốt mụn thịt ở mí mắt thì phương pháp này được áp dụng tương đối phổ biến. Nhất là với những nốt mụn có kích thước lớn và tồn tại dai dẳng.
Tiểu phẫu tức là sử dụng một số dụng cụ y tế như nhíp, dao, kéo… để loại bỏ nốt mụn. Trước khi thực hiện, bác sĩ thường dùng thuốc gây tê để xử lý sơ qua các nốt mụn. Phương pháp này mặc dù rất dễ thực hiện nhưng tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo rất lớn.
Phòng ngừa nổi mụn thịt ở mí mắt
Do tuyến mồ hôi và cấu trúc da là 2 yếu tố gần như không thể thay đổi nên mụn thịt có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị. Đặc biệt, vùng da ở mí mắt và quanh mắt lại có cấu trúc mỏng và yếu.
Do đó, bạn cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ hằng ngày bằng các sản phẩm phù hợp. Đặc biệt cần chú ý tẩy tế bào chết đều đặn 2 – 3 lần/ tuần.
- Hạn chế trang điểm ở vùng mí mắt. Thói quen kẻ eyeliner thường xuyên có thể khiến ống tuyến mồ hôi ở vùng da này bị bít tắc. Từ đó dẫn tới tích tụ keratin và bã nhờn gây hình thành các nốt mụn thịt, mụn cơm…
- Có thể sử dụng các loại kem mắt có chứa retinol để chăm sóc vùng da xung quanh. Tuy nhiên khi thoa kem cần cẩn trọng để tránh tình trạng kem dây vào mắt.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Nên đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ vùng da mắt tốt hơn.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn quá mặn, nhiều đường hay đồ cay nóng và chứa nhiều cholesterol.
- Đảm bảo đi ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày. Đồng thời tránh xa căng thẳng, hạn chế tiếp xúc với tia sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Điều này sẽ giúp ống tuyến mồ hôi hoạt động ổn định và làm giảm nguy cơ nổi mụn thịt ở mí mắt.
Nổi mụn thịt ở mí mắt là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nên chủ động thăm khám bác sĩ Da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Việc tùy ý xử lý mụn có thể gây ra các rủi ro ngoại ý do mí mắt là vùng da rất mỏng và nhạy cảm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: