Da đầu thường xuyên khô ngứa khó chịu, kèm theo những tảng gàu lớn nhỏ kết lại nơi chân tóc, khiến cho bạn cảm thấy hết sức tự ti, mặc cảm? Dù chữa thế nào cũng không thấy tình hình khả quan hơn. Ngược lại, tình trạng khô da đầu, ngứa và gàu càng ngày càng nặng? Vậy, đâu là nguyên nhân khiến cho da đầu khô ngứa và cách xử lý như thế nào?
1. Nguyên nhân gây khô da đầu, ngứa và gàu
Nhiều người cho rằng gàu ngứa là chuyện bình thường. Chỉ cần thay đổi dầu gội, chăm chỉ vệ sinh tóc hơn là khỏi. Tuy nhiên, tình trạng khô da đầu, gàu ngứa ngày càng nghiêm trọng, chữa mãi không khỏi, còn là dấu hiệu của các bệnh da liễu phổ biến. Mà các phương pháp trị gàu ngứa, khô da đầu thông thường không thể phát huy được tác dụng.
1.1. Viêm da tiết bã/Viêm da dầu
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến cho da đầu bong tróc, nổi ban và ngứa ngáy. Các bã nhờn đóng vảy trên da đầu này chính là gàu. Nếu không điều trị đúng cách với các loại thuốc gội đầu thì có thể khiến da bị viêm. Tình trạng da đầu khô căng, ngứa, thậm chí đau rát khi gãi sẽ trở thành nỗi ám ảnh đối với người bệnh.
Để điều trị , cần dùng các dầu gội trị bệnh theo tư vấn của bác sĩ. Đồng thời, bôi kem để giảm thiểu triệu chứng, tác động mạnh đến nguyên nhân khiến cho da đầu bị tổn thương.
1.2. Vảy nến da đầu
Đây là căn bệnh mạn tính xảy ra khi hệ miễn dịch kích thích sản sinh quá nhiều tế bào da. Khiến cho da chết liên tục đùn lên trên bề mặt, thoáng qua có thể nhầm lẫn là gàu. Thế nhưng, các đám vảy nến mọc dày hơn gàu rất nhiều, chúng có kết cấu dính bết, trông hơi bóng, có màu trắng hoặc vàng, dễ bong.
Nếu gãi sẽ khiến cho da đầu chảy máu, mà không gãi thì luôn có cảm giác ngứa ngáy châm chích, căng cứng da và hơi đau. Để điều trị vảy nến, cần dùng thuốc bôi tại chỗ để làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da.
>>> Xem thêm:
1.3. Chàm da đầu
Bệnh chàm eczema cũng khiến cho da đầu bị ngứa, khô và bong tróc, nên cũng dễ bị nhầm lẫn với gàu thông thường. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên người lớn cũng có lúc mắc phải bệnh viêm da này. Khi bị chàm, da đầu bị ngứa dữ dội hơn.
Nhiều người đã liên tục thay đổi loại dầu gội vì cho rằng dùng sản phẩm không hợp nên gây ra gàu ngứa. Nhưng việc đổi dầu gội liên tục lại chính là một trong những nguyên nhân khiến chàm eczema nghiêm trọng hơn. Vì khi mắc bệnh này, không được dùng xà phòng, dầu gội có tính tẩy rửa mạnh thông thường. Chỉ được sử dụng dầu gội thuốc lành tính để vệ sinh da đầu, kèm theo bôi kem dưỡng ẩm và steroid kê đơn để điều trị.
2. Làm thế nào để cải thiện tình trạng khô da đầu?
Cho dù da đầu bị khô ngứa, bong tróc, nhiều gàu chỉ đơn giản là do tăng sinh dầu nhờn, da đầu thiếu vệ sinh, hay là do mắc bệnh da liễu, thì đều cần điều trị một cách toàn diện.
2.1. Điều trị khỏi bệnh lý nền
Hãy tìm gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra khô da đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc bôi điều trị, kèm theo sản phẩm dầu gội dược tính an toàn cho làn da của bạn. Không nên tự ý mua thuốc điều trị vì khi dùng sai thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, thậm chí phản tác dụng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Như đã nhắc đến ở trên, các loại thuốc thường dùng để trị khô da đầu sẽ có chứa corticosteroid hoặc steroid. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê các nhóm thuốc với nồng độ phù hợp. Nhằm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất mà hạn chế được các tác dụng phụ như teo da, giãn mạch,…
2.2. Sử dụng dầu gội đầu an toàn
Da đầu bị bệnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, nhạy cảm nhất là với hóa chất. Chính vì thế, cần tạm ngưng sử dụng các dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, hóa chất và hương liệu, ngưng dùng các sản phẩm chăm sóc tóc như gel, xịt thơm, dầu ủ tóc,… Lúc này, chỉ nên sử dụng các dầu gội đầu trị bệnh da liễu theo tư vấn của bác sĩ. Người bệnh có thể tham khảo các nhãn hàng như Nizoral, Ziaja, Selsun,…
Lưu ý chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần/tuần để nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn, cân bằng độ pH và không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Nếu gội đầu quá nhiều, da đầu sẽ càng bị khô trầm trọng hơn, hệ vi sinh trên da đầu bị rối loạn và làn da ngày càng trở nên nhạy cảm.
2.3. Dưỡng ẩm da đầu đúng cách
Bên cạnh các loại kem thuốc dùng dưỡng ẩm da và điều trị gàu ngứa, bệnh da liễu mà bác sĩ chỉ định. Bạn cũng nên có biện pháp dưỡng ẩm da đầu an toàn bằng các loại tinh dầu kháng khuẩn tốt. Ví dụ như dùng tinh dầu tràm trà, dầu olive, tinh dầu bơ, dầu hạt nho, tinh chất nha đam, nước cây phỉ,… để thoa lên da đầu và massage nhẹ nhàng sau mỗi lần gội đầu. Vừa giúp kháng khuẩn tốt, vừa kích thích tuần hoàn máu dưới da, tăng cường sức đề kháng để da đầu mau chóng hồi phục.
Đằng sau triệu chứng khô da đầu, ngứa ngáy, nhiều gàu tiềm ẩn những căn bệnh da liễu đầy khó chịu. Cần phải điều trị đúng cách để nhanh chóng loại bỏ mảng trắng da đầu, giảm thiểu ngứa ngáy và hạn chế tổn thương trên da đầu. Hãy tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám thay vì chủ quan tự chữa tại nhà. Vì cách chữa mà bạn đang áp dụng có thể chính là tác nhân khiến cho bệnh khô da đầu càng thêm nghiêm trọng hơn!
Làm đẹp
08/07/2022
Mụn cóc
07/06/2022
Tin tức
24/05/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Bệnh da liễu
08/07/2021
Bệnh da liễu
10/06/2021
Bệnh da liễu
28/05/2021
Bệnh da liễu
21/04/2021
Bệnh da liễu
23/03/2021
Bệnh da liễu
26/02/2021
Bệnh da liễu
25/02/2021
Bệnh da liễu
24/02/2021