Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh không chỉ gây đau đớn mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để điều trị cho trẻ nhanh khỏi và an toàn, phụ huynh cần xác định nhanh chóng loại nhiễm trùng mà trẻ đang mắc phải. Dưới đây là tổng hợp hình ảnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ sơ sinh tương ứng với từng bệnh da liễu mà cha mẹ nên lưu ý!
Hình ảnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Tùy từng mức độ mà biểu hiện nhiễm trùng ở trẻ có những biểu hiện khác nhau hoàn toàn. Ban đầu, ngoài da của trẻ có những vết trầy xước nhẹ, lâu dần tiến triển thành những vết thương sâu hơn. Sau đó, tổn thương bị nhiễm trùng, nổi mụn nước, chảy nước vàng, nổi mủ,… Các vị trí bị nhiễm trùng trên cơ thể thường có đầu, mông, chân tay,… Ngoài ra, biểu hiện nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh cũng khác nhau tùy theo từng loại nhiễm trùng.
1. Nhiễm trùng da do virus
Trẻ sơ sinh dễ bị mắc các bệnh về da do virus xâm nhập như:
Zona thần kinh
Zona phát tác đau đớn là do . Chúng khiến cho cơ thể trẻ phát ban và nổi rộp. Chúng dễ dàng lây lan từ trẻ nhỏ sang cha mẹ và những người có tiếp xúc với trẻ.
Thủy đậu
Cũng có nguyên nhân là virus varicella, nhưng thủy đậu khiến cho trẻ khó chịu hơn nhiều. Bệnh này đi ngoài nổi mụn nước ngoài da còn kèm theo triệu chứng là sốt, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn.
U mềm lây
gây ra do virus Molluscum contagiosum. Bệnh gây ra các sẩn nước có màu da bình thường, lõm ở giữa. Chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành cụm.
Bệnh tay chân miệng
Căn bệnh này có thể xuất hiện quanh năm. Đây là bệnh khá nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể dẫn tới sốc, viêm não, phù phổi, viêm cơ tim và nguy hiểm nhất là tử vong.
Sởi
Cơ thể trẻ nổi ban từ sau tai rồi lan ra mặt, ngực, bụng và toàn thân. Trẻ bị sốt cao kèm triệu chứng chảy nước mũi, ho và đỏ mắt.
2. Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Các vết thương khởi đầu là sưng đỏ, sau tăng dần kích thước và nổi mủ.
Nhọt
Nhọt sưng lớn, khiến vùng da xung quanh đỏ lên và đau nhức. Dưới da có mủ vàng tụ lại, dễ lan rộng ra vùng da xung quanh theo các nang lông. Khi trẻ bị nổi nhọt, cha mẹ tuyệt đối không nặn mà phải có an toàn.
Chốc lở
Biểu hiện của bệnh chốc lở là trên da trẻ bị nổi mụn nước. Sau vài giờ, mụn nước đục dần và vỡ ra, đóng thành vảy vàng trên da.
>> Xem thêm:
3. Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh do nấm
Xảy ra khi cơ thể của trẻ thường xuyên bị ẩm ướt. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều bất tiện.
Nấm miệng
Nấm miệng dễ xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, khiến cho vùng . Loại nấm này xuất hiện trong đường tiêu hóa và miệng.
Nấm móng
Khi trẻ sơ sinh bị lưu thông máu kém, hệ miễn dịch suy yếu và ngón tay ngón chân thường xuyên bị ẩm ướt thì sẽ bị nhiễm nấm móng.
4. Nhiễm trùng da do ký sinh trùng
Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh chóng, ảnh hưởng đến chất lượng của máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Trên da trẻ bị nổi lên các nốt mụn nước trong hoặc sưng đỏ da. Ký sinh trên da trẻ thường có ghẻ, rận, rệp,…
Cách khắc phục nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Để nhanh chóng ngăn chặn các triệu chứng của nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần ngay lập tức:
Khử trùng vùng da bị trầy xước
Bất kể da trẻ bị nhiễm trùng vì nguyên nhân gì thì phụ huynh cũng cần khử trùng cho trẻ ngay lập tức. Đây là cách nhanh nhất để loại bỏ tạm thời vi khuẩn, virus và nấm đang gây bệnh trên da của trẻ. Phụ huynh nên dùng nước khử trùng betadine hoặc nước muối sinh lý để rửa nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương của con.
Đưa trẻ đi khám kịp thời
Sau khi khử trùng cho con, hãy sử dụng băng gạc y tế để che chắn vết thương rồi đưa con đi gặp bác sĩ da liễu ngay. Tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh hay thuốc điều trị cho con khi chưa biết rõ con bị bệnh gì. Nếu không, sức khỏe của con sẽ bị hủy hoại về sau.
>>> Xem thêm:
Một số lưu ý
Song song với việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh cũng cần lưu ý:
Giữ cho da trẻ luôn khô thoáng
Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện để các loại nấm, vi khuẩn và virus sinh sôi, hoành hành. Cha mẹ chú ý giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ thường xuyên và tạo cho con môi trường thoáng mát. Cho con mặc các bộ đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế cọ xát nhiều vào da để tránh kích ứng.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa
Nhà cửa ẩm thấp, nhiều bụi bẩn rất dễ khiến cho các loài ký sinh xâm nhập vào làn da của trẻ. Để ngăn ngừa nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đặc biệt là giường ngủ của trẻ. Đều đặn giặt chăn ga gối để loại bỏ vi khuẩn, bụi, nấm mốc và các loại ký sinh trùng.
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh không phải là căn bệnh hiếm gặp. Nhưng làn da mềm yếu và nhạy cảm của trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề nếu cha mẹ chủ quan không đưa con đi gặp bác sĩ để điều trị sớm. Vì thế, ngay khi thấy làn da của con có những dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa con đi khám ngay để có phương án điều trị kịp thời.
Làm đẹp
08/07/2022
Mụn cóc
07/06/2022
Tin tức
24/05/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Bệnh da liễu
08/07/2021
Bệnh da liễu
10/06/2021
Bệnh da liễu
28/05/2021
Bệnh da liễu
21/04/2021
Bệnh da liễu
23/03/2021
Bệnh da liễu
26/02/2021
Bệnh da liễu
25/02/2021
Bệnh da liễu
24/02/2021