Phòng Khám Da Liễu tại TP.HCM Làm đẹp Điều trị nám da bằng laser: Những điều cần biết trước khi thực hiện

Điều trị nám da bằng laser: Những điều cần biết trước khi thực hiện

Hiện nay, điều trị nám da bằng laser là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Thế nhưng, đây có phải là giải pháp làm mờ vết thâm nám, tàn nhang nhanh chóng, hiệu quả và an toàn như lời quảng cáo của các tiệm spa và viện thẩm mỹ? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Khi người phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu lão hóa như: làn da mất đi độ căng mịn, đàn hồi vốn có, đuôi mắt có vết chân chim, da mặt bị thâm nám, tàn nhang… Tuy không tác động đến sức khỏe chị em nhưng những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố thẩm mỹ. Nếu không được can thiệp kịp thời và triệt để, sẽ lan rộng trên khắp khuôn mặt, khiến người phụ nữ ám ảnh và tự ti.

Điều trị nám da bằng laserĐiều trị nám da bằng laser
Nếu không được can thiệp kịp thời và triệt để, nám da sẽ lan rộng trên khắp khuôn mặt, khiến người phụ nữ ám ảnh và tự ti.

Điều trị nám da bằng laser là gì?

Phương pháp điều trị nám da bằng laser hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng ánh sáng có bước sóng phù hợp tác động vào sắc tố melanin trên bề mặt da, từ đó đẩy nhanh sự phân hủy các hạt li ti này rồi đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào và tăng cường sản xuất collagen. Do đó, làn da sẽ trắng sáng, hồng hào sau một khoảng thời gian ngắn (1 – 2 tuần).

Các chuyên gia da liễu khẳng định phương pháp này đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả vượt trội trong quá trình điều trị thâm nám, tàn nhang. Tia laser có thể làm mờ nhiều loại nám khác nhau, đặc biệt là nám sâu lâu năm khó chữa. 

Điều trị nám da bằng laser là gì?Điều trị nám da bằng laser là gì?
Phương pháp điều trị nám da bằng laser hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng ánh sáng có bước sóng phù hợp tác động vào sắc tố melanin trên bề mặt da.

Điều trị nám da bằng laser có nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu quả, an toàn và có thể duy trì lâu dài.
  • Điều trị nhẹ nhàng, nhanh chóng, dứt điểm, không hình thành sẹo và không làm đau rát.
  • Không xâm lấn, không tác động đến các vùng da xung quanh.
  • Thời gian chăm sóc, nghỉ dưỡng tương đối ngắn.
  • Hỗ trợ phục hồi và tái tạo tế bào, giúp làn da thêm căng mịn, rạng rỡ.

Điều trị nám da bằng laser có hiệu quả không?

Với những lợi thế tuyệt vời trên, điều trị nám da bằng laser trở thành phương pháp làm đẹp tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trong thực tế, công nghệ điều trị nám bằng laser rất phong phú, đa dạng và không phải loại laser nào cũng có khả năng xử lý tình trạng thâm nám, tàn nhang một cách triệt để và an toàn.

Vì tia laser chỉ tác động vào các sắc tố bên ngoài của tầng thượng bì nên tỷ lệ tái phát của phương pháp khá cao. Điều này nghĩa là chân nám, tàn nhang tại vùng hạ bì vẫn còn ở đó và chỉ được đẩy lên trong một khoảng thời gian ngắn. 

Vì vậy, sau khi điều trị nám da bằng laser, nếu bạn chăm sóc da sơ sài, ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học hoặc không che chắn kỹ lưỡng khi ra nắng thì sắc tố melanin dưới da sẽ xuất hiện thêm một hoặc nhiều lần nữa, thậm chí vùng da thâm nám, tàn nhang sẽ đậm màu dần theo thời gian. 

Điều trị nám da bằng laser có hiệu quả không?Điều trị nám da bằng laser có hiệu quả không?
Trong thực tế, công nghệ điều trị nám bằng laser rất phong phú, đa dạng và không phải loại laser nào cũng có khả năng xử lý tình trạng thâm nám, tàn nhang một cách hiệu quả, triệt để và an toàn.

Bên cạnh đó, nếu điều trị nám bằng laser tại các viện thẩm mỹ, cơ sở y tế không uy tín, kém chất lượng, chị em có nguy cơ bị bỏng nặng, tổn thương khu vực da thâm nám, tàn nhang hoặc xuất hiện thêm nhiều vết thâm mới và đậm màu. Do đó, hãy lựa chọn các cơ sở chuyên khoa uy tín, đã được kiểm định chất lượng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, phương pháp này cũng đòi hỏi chi phí cao và không phải ai cũng đủ khả năng chi trả. Theo các chuyên gia da liễu, bạn chỉ nên điều trị nám da bằng laser sau khi dùng thuốc bôi thất bại. Vì vậy, độc giả cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và suy nghĩ cẩn thận trước khi áp dụng phương pháp điều trị này. 

Những rủi ro thường gặp khi điều trị nám da bằng laser

Bên cạnh nhiều lợi ích tuyệt vời, phương pháp này còn ẩn chứa một số nguy cơ tiềm ẩn bởi không phải mọi công nghệ điều trị nám da bằng laser đều mang lại hiệu quả tối ưu. 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều tiệm spa, viện thẩm mỹ sử dụng tia laser với bước sóng không phù hợp, không chọn lọc, ví dụ các tia laser có khả năng loại bỏ hư tổn, thích hợp xóa bỏ mụn thịt, mụn cóc thì lại được áp dụng để điều trị nám da, . Ánh sáng có bước sóng không phù hợp có thể gây ra tổn thương hoặc biến chứng ở các khu vực lân cận, thậm chí làm vùng da nám dễ bị tổn thương, đau rát, bỏng nặng… 

Những rủi ro thường gặpNhững rủi ro thường gặp
Ánh sáng có bước sóng không phù hợp có thể gây sưng đau, nổi mẩn, ngứa ngáy, bầm tím…

Dưới đây là 10 biến chứng mà bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng phương pháp làm đẹp này:

Đau

Trước khi tiến hành, bạn sẽ được bác sĩ gây mê tại chỗ nhằm hạn chế cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, thuốc tê sẽ nhanh chóng mất hết tác dụng. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đau rát khó chịu tương tự khi bị bỏng. Đối với công nghệ điều trị laser sâu bên trong da, các chuyên gia sẽ kê thêm thuốc giảm đau.

Da ngứa ngáy, sưng đỏ

Đây là tình trạng tương đối phổ biến sau khi điều trị nám da bằng tia laser. Bước sóng của ánh sáng có thể phá hủy tầng biểu bì trên cùng của làn da, khiến vị trí thâm nám, tàn nhang bị sưng đỏ, ngứa ngáy. Hiện tượng này thường giảm dần rồi biến mất sau vài ngày hoặc kéo dài suốt vài tuần sau đó.

Da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Khi kết thúc quá trình điều trị, làn da của bệnh nhân rất mỏng manh, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, bạn cần che chắn kỹ lưỡng và bôi kem chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài.

Sắc tố da thay đổi

Phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi người. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị ở những người có làn da sáng màu cao hơn hẳn những người có làn da tối màu. Tuy nhiên, cả hai đối tượng này đều có thể bị tăng hay giảm sắc tố da nếu được điều trị bằng tia laser không phù hợp. 

Thông thường, làn da của người châu Á dễ bị tăng sắc tố (dễ sậm màu) hơn, đặc biệt là những trường hợp điều trị bằng tia laser tác dụng sâu và có cường độ cao. Trong một số trường hợp, phương pháp này có thể khiến các vết thâm nám, tàn nhang thêm đậm màu, nổi bật.

Bầm tím

Xuất hiện vết bầm tím trên da là một trong 10 tác dụng phụ của việc điều trị nám da bằng tia laser. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bệnh nhân điều trị bằng công nghệ pulsed-dye laser. Lúc này, làn da sẽ xuất huyết và tạo ra những vết bầm tím.

Hình thành lằn ranh

Lằn ranh này tương tự một dải phân cách giữa vùng da lành và vùng da vừa được tác động bởi tia laser. Tình trạng này thường xuất hiện ở các trường hợp điều trị nám da quanh môi, mắt, quai hàm. Trong trường hợp đó, biện pháp duy nhất để phục hồi và tái tạo làn da là cố gắng chăm sóc, nuôi dưỡng làn da bằng phương pháp tự nhiên nhằm giúp da nhanh chóng đều màu như trước. Khi ra ngoài, bạn có thể thoa kem che khuyết điểm để làm mờ đường ranh phiền toái này.

Nhiễm trùng da

Sau khi điều trị nám da bằng laser, nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh nhân (đặc biệt là những người sử dụng tia laser sâu trong da) rất dễ bị nhiễm trùng. Đa số bác sĩ thường cho thêm thuốc kháng sinh để ức chế tối đa hiện tượng viêm nhiễm. Nếu làn da bắt đầu đóng vảy sau khi liệu trình kết thúc thì bạn tuyệt đối không đụng chạm hoặc gỡ bỏ lớp vảy này, bởi nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng cao nếu bạn làm như vậy.

Tạo thành sẹo

Người đọc cần lưu ý, trong một số trường hợp, phương pháp này có thể để lại sẹo. Căn cứ vào mức độ tái tạo của làn da, bạn có thể bị sẹo lồi hay sẹo lõm. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ nếu da bạn dễ bị sẹo hoặc lâu lành vết thương.

Đóng vảy, phồng rộp hoặc ghẻ lở

Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của phương pháp điều trị nám da bằng laser. Thông thường, vào thời gian đầu sau khi thực hiện, làn da của bạn sẽ trông như đang cháy nắng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, da của bệnh nhân có thể đóng vảy, phồng rộp hoặc ghẻ lở.

Biểu bì da bị mất chất béo

Tình trạng này thường xuất hiện khi bệnh nhân điều trị bằng tần số vô tuyến bởi thủ thuật này khiến các tế bào mỡ bị co lại đáng kể. Hiện tại, biến chứng này chưa có cách khắc phục.

Nám da tái phát

Thông thường, người bệnh cần điều trị nám da bằng laser nhiều lần để đạt được kết quả như ý. Tuy nhiên, kể cả khi đã thực hiện nhiều lần, một số bệnh nhân vẫn bị tái phát.

Kích ứng da

Sau khi điều trị, nhiều bệnh nhân bị nổi mụn hoặc kích ứng da. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự tác động của tia laser trên da hoặc tác dụng phụ của một số loại kem làm mềm dịu da. Nhìn chung, bạn không nên áp dụng phương pháp khi đang bị dị ứng hay nổi mụn trứng cá.

Bên cạnh 10 rủi ro trên, điều trị nám da bằng tia laser khá tốn kém. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy thất vọng sau khi đầu tư một số tiền lớn nhưng kết quả thực tế không đúng như kỳ vọng. Vì vậy, độc giả cần chắc chắn rằng làn da của mình phù hợp với phương pháp điều trị này cũng như đảm bảo chăm sóc làn da thật tốt sau khi liệu trình kết thúc.

Quy trình điều trị nám da bằng laser

Quy trình điều trị nám da bằng laser khá đơn giản, tinh gọn, bao gồm 4 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ thăm khám tổng quát những vùng da bị thâm nám, tàn nhang của bệnh nhân nhằm xác định mức độ tổn thương, từ đó vạch ra liệu trình điều trị thích hợp.
  • Bước 2: Chuyên gia sẽ tẩy tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn và làm sạch da nhằm giúp quá trình điều trị thuận lợi và hiệu quả hơn.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ bắn tia laser có bước sóng phù hợp lên bề mặt da. Tia laser này có xung động ngắn và nguồn năng lượng mạnh, có thể tác động sâu vào làn da, ngăn cản sự sản sinh melanin, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất collagen.
  • Bước 4: Trước khi kết thúc liệu trình, chuyên gia sẽ làm sạch da bệnh nhân lần cuối, sau đó hướng dẫn họ cách giữ gìn, chăm sóc làn da tại nhà.
Quy trình điều trịQuy trình điều trị
Quy trình điều trị nám da bằng laser khá đơn giản, tinh gọn với gồm 4 bước cơ bản.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi điều trị nám da bằng laser và chỉ nên áp dụng phương pháp này khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người bị nám da, tàn nhang do bẩm sinh hoặc di truyền.
  • Người bị nám da, tàn nhang vì tuổi tác hay sự lão hóa da.
  • Người bị nám da, tàn nhang khi nội tiết tố thay đổi.
  • Người bị nám da, tàn nhang do dùng mỹ phẩm quá nhiều hoặc lâu ngày.
  • Người bị nám da vì thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Các công nghệ điều trị nám da bằng laser phổ biến

Hiện nay, các thẩm mỹ viện và cơ sở y tế cung cấp nhiều công nghệ điều trị nám da bằng laser. Dưới đây là 5 công nghệ phổ biến nhất mà bạn nên tham khảo:

Công nghệ laser picosure

Công nghệ laser picosure là một bước phát triển đột phá, có thể khắc phục nhiều nhược điểm của các công nghệ điều trị nám da bằng laser truyền thống:

  • Đây là thế hệ laser tiên tiến đã được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận hiệu quả và mức độ an toàn.
  • Tia laser này mang bước sóng 755nm, có khả năng tạo hiệu ứng quang cơ, tác động sâu sắc và toàn diện lên lớp trung bì, hạ bì của da, từ đó điều trị thâm nám, tàn nhang triệt để, nhanh chóng.
  • Không chỉ loại bỏ khoảng 90 – 95% các đốm nám, không xâm lấn và không gây đau rát, laser picosure còn hỗ trợ quá trình trẻ hóa làn da, tái tạo tế bào.
  • Lỗ chân lông của bệnh nhân sẽ được thu hẹp một thời gian ngắn sau khi điều trị.
  • Chi phí điều trị được phân chia rõ ràng theo từng mức độ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh.
  • Liệu trình điều trị ngắn, chỉ trong 6 – 10 buổi.

Công nghệ laser toning

Công nghệ này sử dụng chùm sóng đa sắc với bước sóng 532 – 1064nm. Các bước sóng đó có thể thâm nhập vào hạ bì, trung bì và lấy đi melanin, từ đó loại bỏ chân nám một cách an toàn và hiệu quả. Laser toning có một số ưu điểm sau:

  • Có thể áp dụng với mọi mức độ nám da: nhẹ – trung bình – nặng.
  • Đẩy mạnh quá trình sản xuất collagen, tăng cường độ đàn hồi, sáng mịn của làn da và ngăn ngừa lão hóa.
  • Loại bỏ 80% vết nám sau khi kết thúc liệu trình.
  • Hạn chế nguy cơ tái phát.
  • Liệu trình kéo dài 10 – 15 buổi.

Công nghệ fractional CO2 kết hợp PRP

Là công nghệ sử dụng máu tự thân, PRP hoạt động dựa trên nguyên tắc chiết tách máu của chính bệnh nhân (thông qua hệ thống trích ly tân tiến) để đưa vào vùng da thâm nám. Khi đó, huyết tương giàu tiểu cầu sẽ tái tạo biểu mô, cải tổ cấu trúc da, loại bỏ sắc tố và tăng cường sản sinh collagen. Nhờ đó, PRP có thể làm mờ vết nám, tàn nhang một cách nhanh chóng, hiệu quả, giúp da đều màu, căng mịn, trắng hồng.

Laser fractional CO2 dùng tia laser mang bước sóng 10.600nm chiếu vào vùng thâm nám để tác động lớp trung bì, đào thải tế bào chết và sắc tố da. Thêm vào đó, tia laser sẽ hình thành các đường dẫn đưa PRP thấm sâu vào da, hỗ trợ quá trình sinh trưởng – phát triển biểu mô và tái tạo làn da. 

Công nghệ laser Q-switched ND-YAG

Công nghệ này sử dụng kết hợp laser rắn và hoạt chất tinh thể Neodym Yttrium Aluminium Garnet nhằm phát ra xung động ổn định và có hiệu suất cao. Laser Q-switched ND-YAG phối hợp 2 bước sóng 532nm và 1064nm để đánh bật mọi vết nám, tàn nhang trên bề mặt da, cụ thể:

  • Bước sóng 532nm có thể loại bỏ đa số sắc tố trên tầng thượng bì như: nốt ruồi, , nám nông, tàn nhang.
  • Bước sóng 1064nm có tác dụng điều trị những tổn thương của lớp sâu hơn như: nám sâu, bớt ota, hình xăm…

Vì có khả năng tự điều chỉnh nên các bước sóng laser chỉ tác động vào những vị trí cần điều trị mà không xâm lấn hoặc làm tổn thương những vùng da xung quanh. Lúc này, các sắc tố da sẽ bị nguồn năng lượng lớn của laser phân tách thành những hạt vô cùng nhỏ.

Nếu đang ở lớp biểu bì thì chúng sẽ được đẩy lên bề mặt da. Nếu đang nằm sâu trong da thì chúng sẽ phân hóa thành những hạt li ti, sau đó bị thực bào tiêu hóa và đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Cuối cùng, các sắc tố nhạt dần cho đến khi hoàn toàn biến mất.

Công nghệ laser đốt

Phương pháp này chiếu trực tiếp ánh sáng có bước sóng khá lớn vào mụn thịt, nốt ruồi, vết thâm nám, tàn nhang, thường mang đến hiệu quả thấp và để lại sẹo thâm, sẹo lõm trên da, rất khó phục hồi.

Hơn nữa, cách làm này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau rát, phồng rộp, vết thâm nám dễ lan rộng hơn. Vì những rủi ro trên, điều trị nám da bằng công nghệ laser đốt không được đánh giá cao và ít phổ biến hơn xưa. Do đó, người đọc hãy cân nhắc thật kỹ nếu dự định áp dụng phương pháp này.

3 nguyên tắc vàng khi điều trị nám da bằng laser

Sau khi quyết định điều trị nám da bằng laser, điều tiếp theo bạn cần ghi nhớ là 3 nguyên tắc quan trọng khi áp dụng phương pháp này:

Nguyên tắc 1: Tìm loại laser phù hợp

Công nghệ laser ra đời từ năm 1960. Đến nay, thế giới đã ghi nhận hàng nghìn công nghệ laser khác nhau. Nhiều người cho rằng các loại laser đều có đặc điểm và chức năng tương tự nhau. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Các chuyên gia cho biết, điều trị nám da bằng laser như một con dao hai lưỡi, nếu lựa chọn đúng loại laser thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện sau 1 – 2 buổi trị liệu. Ngược lại, khi áp dụng sai loại laser, chúng ta dễ bị “tiền mất tật mang”. 

Tìm loại laser phù hợpTìm loại laser phù hợp
Nếu lựa chọn đúng loại laser thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện sau 1 – 2 buổi trị liệu. Ngược lại, khi áp dụng sai loại laser, chúng ta dễ bị “tiền mất tật mang”.

Nguyên tắc 2: Chọn chuyên gia có trình độ cao

Suy cho cùng, laser cũng chỉ là phương pháp thẩm mỹ được thực hiện chủ yếu bởi máy móc. Do đó, một bác sĩ chuyên khoa lành nghề, giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất. Trong buổi điều trị đầu tiên, bệnh nhân cần chú ý 2 điều quan trọng:

  • Thứ nhất, chuyên gia thăm khám phải vạch ra liệu trình chi tiết từng buổi.
  • Thứ hai, tần số của tia laser cần được điều chỉnh trong khoảng 1 – 10Hz với bước sóng trung bình là 755nm.

Nếu thiếu một trong 2 điểm trên, bạn cần tạm dừng liệu trình ngay lập tức nhằm phòng tránh những rủi ro không đáng có.

Nguyên tắc 3: Luôn che chắn da cẩn thận

Lơ là, chủ quan trong vấn đề chăm sóc da là sai lầm phổ biến của nhiều chị em phụ nữ. Sau quá trình điều trị, làn da sẽ rất mỏng manh, yếu đuối. Lúc này, tia cực tím UVA và UVB trong ánh nắng dễ dàng tấn công và thúc đẩy sự sản sinh – tích tụ melanin trên da, từ đó hình thành nám, tàn nhang. Vì vậy, trước khi ra ngoài, chị em cần bôi kem chống nắng cẩn thận, đồng thời kết hợp mặc áo khoác, đội nón, mang vớ và bao tay.

3 yếu tố quyết định chi phí điều trị nám da bằng laser

Điều trị nám da bằng laser là một trong những phương pháp đẩy lùi tình trạng nám, tàn nhang một cách hiệu quả, nhanh chóng và có thể duy trì hiệu quả lâu dài. Do đó, các bệnh viện thẩm mỹ và cơ sở y tế hiện cung cấp nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tuy nhiên, mỗi đơn vị sẽ đưa ra một đơn giá khác nhau. Do đó, nhiều bệnh nhân hoang mang không hiểu vì sao lại có sự chênh lệch như vậy. Các chuyên gia da liễu lý giải, chi phí điều trị nám da bằng laser phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

Công nghệ thực hiện

Hiện nay có rất nhiều công nghệ điều trị nám da bằng laser như: laser CO2, laser toning, laser picosure… Mỗi công nghệ có mức độ tác động lên da khác nhau và phù hợp với từng loại nám cụ thể. 

Nếu công nghệ laser toning, laser revlite SI… xử lý tốt nám mảng, nám nông thì công nghệ laser picosure lại có thể làm mờ nhanh nám sâu và nám lâu năm. Vì vậy, sự khác biệt về chi phí điều trị là điều dễ hiểu. Quá trình điều trị càng áp dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến thì chi phí thực hiện càng cao.

Tình trạng nám da

Những loại nám khác nhau (nám nông, nám sâu, nám mảng) tương đương với các tình trạng tổn thương khác nhau trên bề mặt da theo mức độ từ nhẹ đến nặng, ví dụ:

  • Nám nông thuộc mức độ nhẹ, diện tích nhỏ nên liệu trình điều trị ngắn và chi phí phải chăng.
  • Nám sâu, nám mảng, nám đốm, nám hỗn hợp đòi hỏi công nghệ cao, trang thiết bị tối tân, hiện đại nên liệu trình điều trị dài và chi phí cao.

Căn cứ vào tình trạng nám da, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bệnh nhân liệu trình điều trị phù hợp (công nghệ, số buổi, cách chăm sóc). Do đó, bạn có thể dự kiến số tiền cần chi trả và lo liệu từ từ.

Cơ sở tiến hành

Danh tiếng, chất lượng của các cơ sở thẩm mỹ là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định chi phí điều trị của người bệnh. Những spa sang trọng, viện thẩm mỹ nổi tiếng và bác sĩ uy tín thường cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp đi kèm với mức chi phí cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung.

Cơ sở tiến hànhCơ sở tiến hành
Chi phí điều trị tại các spa sang trọng, viện thẩm mỹ nổi tiếng thường cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung.

Biện pháp chăm sóc sau khi điều trị nám bằng laser

Sau khi liệu trình điều trị nám da bằng laser kết thúc, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt 7 biện pháp chăm sóc da tại nhà đơn giản dưới đây:

Vệ sinh da mặt sạch sẽ

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da mặt sau khi điều trị nám da bằng laser. Việc vệ sinh da mặt đúng cách sẽ góp phần làm mờ thâm nám, tàn nhang và phục hồi làn da nhanh chóng.

  • Vào 3 ngày đầu tiên, người đọc nên làm sạch da bằng nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội, sau đó thấm khô nhẹ nhàng bằng bông cotton, đồng thời tránh dùng các loại mỹ phẩm (kể cả sữa rửa mặt).
  • Từ ngày thứ 3 trở đi, độc giả có thể sử dụng sữa rửa mặt và nước tẩy trang. Để làm sạch da, bạn lấy một miếng bông thấm vào nước tẩy trang, lau sạch bề mặt da thật nhẹ nhàng, sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt nhằm loại bỏ mọi tạp chất và bụi bẩn còn sót lại trên da. 
  • Hãy dùng nước tẩy trang loại lành tính, dịu nhẹ, tạo nhiều bọt và có độ pH trong khoảng 5,5 – 6 (phù hợp với làn da nhạy cảm).
  • Bệnh nhân cần chú ý rửa mặt chậm rãi, nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước hay bong tróc da bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị.

Sử dụng kem tái tạo da theo đúng chỉ định

Sau khi được chiếu tia laser, làn da sẽ ít nhiều bị tổn thương. Vì vậy, bạn cần thoa một loại kem phù hợp nhằm hồi phục da, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không dùng kem bừa bãi và cảm tính. 

Để đảm bảo quá trình điều trị thật thuận lợi, an toàn, bạn nên tìm đúng loại kem và tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, chị em sẽ được chỉ định dùng các sản phẩm serum vitamin C vì vitamin có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, từ đó tái tạo, hồi phục và làm da trắng mịn, đều màu.

Thoa kem dưỡng ẩm phù hợp

Sau liệu trình điều trị, da trở nên nhạy cảm, mong manh và khô yếu. Trong thời gian này, độc giả cần cung cấp đủ nước và dưỡng ẩm thường xuyên cho làn da thông qua nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm cùng một số dòng serum giàu vitamin B3, B5, glycerin, hyaluronic. Điều này giúp tổn thương hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng bong tróc da vô cùng hiệu quả.

Thoa kem dưỡng ẩm phù hợpThoa kem dưỡng ẩm phù hợp
Sau liệu trình điều trị, bạn cần cung cấp đủ nước và dưỡng ẩm thường xuyên cho làn da thông qua nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm cùng một số dòng serum.

Bôi kem ức chế melanin lành tính, dịu nhẹ

Đây là một trong những bước chăm sóc da tại nhà sau khi điều trị nám bằng laser không thể bỏ qua. Sự gia tăng hàm lượng melanin là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nám da. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng các sản phẩm ức chế quá trình tổng hợp sắc tố này để tăng cường hiệu quả điều trị. Các loại kem bôi có công dụng ngăn cản quá trình tổng hợp melanin chứa thành phần arbutin, axit kojic, hydroquinone, niacinamide, N-acetyl glucosamine, pidobenzone, vitamin A, C, E, K có thể rút ngắn thời gian hồi phục đáng kể.

Đắp mặt nạ dưỡng da thường xuyên

Bên cạnh các bước chăm sóc trên, chị em đừng quên bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho da bằng cách đắp mặt nạ. Muốn đẩy lùi tình trạng nám, tàn nhang, phòng tránh các vấn đề về da và duy trì làn da khỏe đẹp, bạn cần đắp mặt nạ tối thiểu 2 lần/tuần.

Độc giả có thể lựa chọn mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ thiên nhiên tự làm tại nhà.

Mặt nạ bơ chuối

  • Chuẩn bị ⅓ trái chuối, ⅓ trái bơ, 1 muỗng cà phê dầu ô liu, ½ hũ sữa chua không đường
  • Rửa sạch, bỏ vỏ chuối và bơ
  • Cho chuối và bơ vào chén, sau đó nghiền nhuyễn
  • Thêm dầu ô liu và sữa chua không đường và chén, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Rửa mặt sạch sẽ rồi đắp một lớp hỗn hợp vừa đủ
  • Giữ nguyên và thư giãn 30 phút
  • Rửa mặt bằng nước mát

Mặt nạ sữa tươi khoai tây

  • Chuẩn bị 1 củ khoai tây và một ít sữa tươi không đường
  • Rửa sạch, luộc chín khoai tây
  • Bóc vỏ khoai tây, bỏ vào chén rồi nghiền nhuyễn
  • Thêm vào chén một lượng sữa tươi vừa đủ, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Rửa mặt sạch sẽ
  • Đắp hỗn hợp và thư giãn trong vòng 30 phút
  • Rửa mặt bằng nước ấm

Thoa kem chống nắng hàng ngày

Việc bảo vệ làn da bằng kem chống nắng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa nhiều vấn đề da liễu, đặc biệt là khi bạn vừa kết thúc liệu trình điều trị nám da bằng tia laser. Nếu không che chắn cẩn thận, bệnh nhân rất dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, sưng viêm và tái phát nám.

Thoa kem chống nắng hàng ngàyThoa kem chống nắng hàng ngày
Sau khi điều trị nám da bằng laser, chị em nên lựa chọn những sản phẩm có chỉ số SPF 50.

Kem chống nắng dành cho làn da khỏe mạnh, bình thường có chỉ số SPF khoảng 30 – 50. Tuy nhiên, sau khi điều trị nám da bằng laser, chị em nên lựa chọn những sản phẩm có chỉ số SPF 50. Thêm vào đó, hãy tìm mua dòng kem có khả năng chống lại tia UVA, UVB với chỉ số PA+++.

Lưu ý: Luôn bôi kem chống nắng sau khi dưỡng ẩm, thoa kem chống nắng 20 – 30 phút trước khi ra ngoài, đồng thời chú ý che chắn kỹ càng.

Xây dựng thói quen lành mạnh

Chế độ ăn uống cân đối và lối sống khoa học sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục và tái tạo làn da.

  • Hạn chế chạm tay lên mặt, không bóc vảy khi da đang bong tróc.
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi ra đường.
  • Lựa chọn loại kem dịu nhẹ, phù hợp với làn da và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất (trái cây, rau xanh, ngũ cốc).
  • Uống 2 – 2,5 lít nước/ngày, bao gồm nước lọc, nước dừa, sinh tố trái cây, nước ép rau củ.
  • Kiêng trứng, thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản và các thực phẩm cay nóng cũng như không dùng thuốc lá, cà phê, rượu bia, các chất kích thích.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc (8 tiếng/ngày).
  • Làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể thao.
  • Hạn chế dùng điện thoại, tivi, máy tính vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ngăn cản quá trình hồi phục của làn da.

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị nám da bằng laser, chị em cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng, lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chăm sóc làn da toàn diện. Nếu gặp phải các vấn đề bất thường trong thời gian hồi phục, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được theo dõi kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Leave a Reply