Da nhạy cảm

Có một lần bạn thử bôi kem dưỡng hoặc phấn, làn da hơi khó chịu và từ đó bạn cứ đinh ninh rằng da mình rất mẫn cảm, thề không bao giờ chơi với mỹ phẩm nữa. Những lý thuyết về dưỡng da đôi khi đúng cũng có lúc sai. Những ý nghĩ cực đoan đã làm nhiều phụ nữ thiệt thòi không ít.
Da nhạy cảm do di truyền? Đúng, có khoảng 12% số phụ nữ rơi vào trường hợp da nhạy cảm bẩm sinh. Quả thực họ thừa kế đặc tính này từ bà hoặc mẹ.

Chỉ có bác sĩ mới phát hiện ra da nhạy cảm?

Không đúng. Bạn có thể tự kiểm tra:

  • Nổi mẩn đỏ khi dùng mỹ phẩm lạ
  • Da đỏ và đổi màu trắng nhợt bất thường
  • Khi gặp gió, lạnh, nắng gắt da có phản ứng như ngứa đỏ rát
  • Dễ bị khô, bong tróc
  • Soi gương kỹ thấy có những lớp nhăn nhỏ nhưng vẫn có nhiều điểm đọng nhờn

Tùy theo số nhược điển trên, bạn hãy xác định xem da mình nhạy cảm ở mức độ nào.

Da mẫn cảm nguy hiểm như nhau?

Không đúng. Có 4 mức độ da mẫn cảm

1. Phản ứng tiêu cực với rượu và một số loại thực phẩm như: cam, chanh, cà chua, cá thịt đỏ, táo, sôcôla, nhiệt độ chênh lệc gắt. Da mẩn ngứa ửng đỏ, sưng phồng.

Khắc phục: Tránh ăn các món có trong danh sách “đen”.

2. Không ưa: gió, không khí lạnh, nóng và hơi tỏa từ máy điều hòa. Cảm giác khó chịu trên da, rát, căng.

Khắc phục: bôi một lớp kem bảo vệ lên da. Trong phòng điều hòa để lâu nước lã hoặc chậu cây cảnh.

3. Dị ứng với nhiều loại xà phòng tắm, sữa rửa mặt và đồ trang điểm. Mặt nổi sần, mẩn đỏ hoặc ngứa.

Khắc phục: hạn chế dùng xà phòng, rửa mặt với lotion dành cho da nhạy cảm. Bôi lót lớp kem dưỡng ẩm cho da mặt.

4. Da có phản ứng trước ngày chu kỳ kinh nguyệt, xuất hiện vài nốt đỏ

Khắc phục: Hỏi ý kiến bác sĩ về loại vitamin cần bổ sung.

Rối loạn chức năng bảo vệ gây nên da mẫn cảm?

Đúng. Có 3 vòng bảo vệ cho da và lớp bảo bì, lớp màng mỡ và tuyến mồ hôi. Nếu ba hàng rào lính gác này mà không hoàn thành nhiệm vụ da sẽ bị vi khuẩn và tia uv phá hủy, giảm độ khỏe và sức đề kháng.

Có loại mẫn cảm thứ phát?

Đúng, có nghĩa không phải do bẩm sinh. Từ da thường có thể trở thành da nhạy cảm trong các trường hợp sau:

  • Lạm dụng mỹ phẩm không chất lượng, tẩy da chết sai quy cách
  • Thời tiết thất thường, thay đổi vùng khí hậu từ lạnh quá sang nóng quá hoặc ngược lại
  • Stress, dùng lâu một loại thuốc chữa bệnh có hiệu ứng phụ cho da.
  • Thói quen hút thuốc, rượu ăn uống và ăn kiêng không hợp lý

Khi bị dị ứng chỉ có da mặt nổi mẩn hoặc tấy đỏ?

Không đúng. Vùng nhân trung và vùng quầng mắt sẽ có phản ứng trước, ứng đỏ, ngứa hoặc sần. Không chỉ mặt và các điểm khác cũng bị tấn công như khuỷu tay, vành tai, kẽ ngón… Vì thế, khi thử mỹ phẩm bạn chỉ cần bôi vào một trong những điểm trên là biết.

Da nhạy cảm cần chăm sóc nhiều hơn?

Đúng thế, nên tránh các đồ uống như cà phê, nước có gas, bia, chè đen đặc, khói thuốc. cần bôi kem có chắn tia UV, che mặt khi ra ngoài.

Da càng nhạy cảm càng cần chống nắng độ cao?

Không đúng. Chỉ nên dùng loại kem có độ chống nắng dưới 15 SPE. Tránh dùng nhiều mỹ phẩm ngoài kem dưỡng đêm ngày và sữa rửa mặt.

Nên chọn loại kem có dầu thực vật và sữa chua?

Đây chính là hai kẻ thù cho da mẫn cảm. Kể cả khi tự chế kem đắp mặt nạ bạn cũng cần tránh chúng.

Chỉ có bác sĩ mới xác định được thành phần kem cho da nhạy cảm?

Sai, Bạn hãy đọc thành phần ghi ở nhãn lọ kem và tìm đúng loại cho mình:

Da nhạy cảm ưa:

  • Dầu từ hạt điều, quả bơ, mơ, yến mạch
  • Chiết xuất từ dưa chuột, nha đam, chè xanh, làm dịu da
  • Nước hơi ấm (tránh lạnh và nóng quá)
  • Vitamin E

Da nhạy cảm không chịu được:

  • Chiết xuất chanh, cam dứa
  • Vitamin A
  • Dầu khoáng: Vazelin, paraphin. Mỡ động vật: lanolin
  • Chất cồn, formaldehd
  • Chất nhuộm màu và hương liệu

Da nhạy cảm không được trang điểm?

Sai: có điều phải chú ý khi mua sản phẩm

  • Có ghi “hypoallergen” không có chứa thành phần “không lem”
  • Kem nền có thành phần silicon không kích ứng da
  • Tránh phấn mắt dạng bột gây kích ứng mắt
  • Xem thời hạn
  • Thường xuyên rửa và phơi khô chổi cọ, mút để chống da phản ứng bụi

(Theo Mỹ Phẩm)

Leave a Reply