Kỹ thuật cấy chỉ ra đời đã hỗ trợ tốt trong việc chữa trị các bệnh lý phức tạp và cải thiện sắc đẹp. Phương pháp này có gây đau không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm.
Phương pháp cấy chỉ có gây đau đớn khi thực hiện?
là cách thức đưa một đoạn chỉ catgut vào huyệt đạo bất kỳ thông qua kim châm nhằm kích thích liên tục huyệt đạo đó, giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng. Chỉ catgut được tạo ra từ protit, nó có khả năng tự tiêu trong vòng 15 – 20 ngày kể từ khi được đưa vào cơ thể.
Cấy chỉ đem lại kết khả quan lâu dài hơn so với cách thức châm cứu hay bấm huyệt thông thường. Kỹ thuật này không hề gây đau đớn cho bệnh nhân nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề vững.
Tại các vị trí huyệt đạo bị tác động, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh lượng ra hàm lượng lớn adenosine và beta endorphin. Các chất này có khả năng giảm đau, kháng viêm mạnh, tạo điều kiện cho cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn dễ dàng hơn.
Các bác sĩ thường ứng dụng phương pháp cấy chỉ để điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm… Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp cân bằng trương lực cơ, điều hòa nội tiết tố.
Kỹ thuật cấy chỉ cũng có khả năng kiểm soát tốt tình trạng huyết áp gia tăng hoặc giảm xuống đột ngột, cân bằng khí âm và khí dương trong cơ thể. Đồng thời, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng viêm mũi dị ứng, hen phế quản, giảm béo và giúp phục hồi làn da bị lão hóa trở nên sáng khỏe hơn.
Ngoài ra phương pháp cấy chỉ còn làm nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục tình trạng suy nhược, đau đớn sau quá trình xạ trị đối với các bệnh nhân ung thư. Phương pháp này thích hợp áp dụng cho cả người cao tuổi không có khả năng phẫu thuật.
Những triệu chứng thường gặp sau khi cấy chỉ
Cũng giống như các phương pháp chữa bệnh khác, nếu bác sĩ thực hiện sai các thao tác y tế hoặc bệnh nhân không tuân thủ những lời dặn dò của bác sĩ một cách tuyệt đối thì sẽ gặp phải nhiều biến chứng khi chỉ catgut chưa tiêu biến hẳn. Chẳng hạn như những biểu hiện sau.
Vựng châm: Vựng châm là tình trạng người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt buồn nôn, sắc mặt tái xanh, huyết áp thấp hay đổ mồ hôi lạnh. Hiện tượng này xuất hiện khi tinh thần bệnh nhân đang quá căng thẳng, cả người mệt nhoài, bụng quá đói hoặc quá no trong quá trình cấy chỉ.
Bên cạnh đó, nó còn dễ xảy ra do bác sĩ đưa kim cấy chỉ vào những vùng huyệt nhạy cảm với một lực đẩy quá mạnh. Nếu bệnh nhân chỉ xây xẩm nhẹ, bác sĩ có thể cho uống nước đường ấm và kết hợp day ấn huyệt Bách hội, Thái Dương hay Nhân Trung. Trong trường hợp cấp thiết, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh các loại thuốc như paracetamol, aspirrin, decolgen, pamin… để giảm đau.
Chảy máu và sưng nề tại huyệt đạo: Phương pháp cấy chỉ lẫn châm cứu đều có thể gây chảy máu tại huyệt đạo. Bác sĩ chỉ cần xử lí đơn giản bằng dùng băng gạc kiềm máu lại là được. Hiện tượng không kéo dài quá lâu nên không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Người bệnh cũng có khả năng gặp phải hiện tượng sưng nề tại vùng huyệt đạo ở cổ chân, mu bàn chân, cổ tay hoặc mu bàn tay trong vài ngày. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho thuốc giảm sưng hoặc sử dụng điện châm để khắc phục.
Dị ứng chỉ catgut: Nếu bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa hay mề đay do dị ứng với chỉ catgut, bác sĩ có thể giải quyết bằng việc kê thuốc chlorpheniramin với khối lượng khoảng 4 mg/viên. Người bệnh sẽ dùng 1 – 2 viên/ngày và chia làm 2 lần uống. Nếu vẫn không thuyên giảm thì bạn phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ lần nữa.
Thòi đầu chỉ catgut: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thòi đầu chỉ ngoài da là do bác sĩ sơ xuất trong quá trình đưa chỉ vào huyệt đạo. Bạn chỉ cần dùng bông gòn đã tẩm sẵn oxy già để đảm bảo vô trùng áp mạnh vào vị trí huyệt đạo, chỉ catgut sẽ tự tuột ra ngoài.
Những lưu ý phụ khi tiến hành phương pháp cấy chỉ
Để cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của cơ thể theo chiều hướng tích cực, thì các bệnh nhân phải không ngừng theo dõi và chăm sóc vùng vừa cấy chỉ một cách hợp lý. Vì vậy, bạn cũng đừng bỏ qua các lưu ý sau.
- Bệnh nhân sẽ luôn thấy mệt mỏi nếu trong một lần thực hiện, có quá nhiều huyệt đạo cần được đưa chỉ catgut vào cơ thể. Vì vậy, bạn cần phải nằm nghỉ ngơi nhiều ngày, tránh lao động nặng. Có thể uống các loại vitamin tổng hợp như pharmaton, bcomplex, vitamin C và uống sâm để chống mất sức.
- Bạn không nên trông cậy vào phương pháp cấy chỉ một cách quá mức cần thiết. Vì nó chỉ có khả năng hỗ trợ ngăn chặn các bệnh lý về hô hấp, xương khớp, thần kinh… tiến triển nặng mà thôi. Muốn điều trị dứt điểm cần phải kết hợp sử dụng các loại thuốc đặc trị khác.
- Trong 4 – 6 giờ sau quá trình cấy chỉ, bạn cần tránh đến những nơi nhiều gió hay khói bụi để hạn chế khả năng bị viêm nhiễm.
- Bạn có thể tắm rửa với nước ấm sau khi cấy chỉ khoảng 4 – 6 tiếng. Thế nhưng, không nên chà xát mạnh tại các huyệt đạo đã cấy chỉ. Điều này có thể làm tình trạng chảy máu diễn ra nặng nề.
- Bạn cũng cần kiêng ăn những thực phẩm được chế biếng từ nếp như xôi, chè… lẫn các loại thủy hải sản mang tính hàn như cua, tôm, mực, cá, nghêu, sò,…
- Không được dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… sau khi cấy chỉ.
- Tái khám định kỳ để dự phòng những rủi ro nghiêm trọng do phương pháp cấy chỉ hoặc biến chứng từ các bệnh lý gây ra.
Phương pháp cấy chỉ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các kỹ thuật truyền thống, không gây đau đớn mà chi phí điều trị lại tương đối thấp nếu tình trạng bệnh của bạn chỉ ở giai đoạn mới bùng phát. Tuy nhiên, nó vẫn còn gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nên bạn phải trao đổi thông tin thật kỹ với các cở sở y tế đáng tin cậy.
Bạn có thể tham khảo thêm: