Bỏng nước sôi phồng da cần được sơ cứu khẩn trương để tránh không làm vỡ vết phồng, gây lở loét và để lại sẹo. Dưới đây là các bước sơ cứu khi da bị bỏng nước và cách chăm sóc giúp vết thương mau lành.
1. Cách sơ cứu bỏng nước sôi phồng da
Khi bị bỏng nước sôi, ngay lập tức tránh ra nơi nguy hiểm và thực hiện các bước sơ cứu sau đây:
- Bước 1: Ngâm vùng da bị bỏng vào chậu nước mát để hạ nhiệt, đồng thời tránh nhiễm khuẩn da.
- Bước 2: Mở vòi sen mát và xối nước trực tiếp lên vùng da bị bỏng trong tối thiểu 15 phút để làm dịu vết thương, hạn chế đau rát, sưng tấy.
- Bước 3: Sử dụng gạc vô khuẩn hoặc vải mềm sạch để băng vùng da bị bỏng lại, ngăn không cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập lên trên vết bỏng.
- Bước 4: Nếu vùng da bị bỏng có diện tích lớn, hoặc vết bỏng nước sôi gây ra vết phồng, cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị bằng thuốc. Nếu vùng da bị bỏng nhỏ thì có thể tự chăm sóc tại nhà.
Lưu ý: Không sử dụng nước đá, nước lạnh để sơ cứu bỏng nước sôi phồng da. Điều này khiến cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, các cấu trúc tế bào da dễ bị đứt gãy, vết thương trở nên nặng nề hơn.
2. Một số lưu ý quan trọng khi sơ cứu vết bỏng do nước nóng
Ngoài việc chỉ sử dụng nước mát, không sử dụng nước đá lạnh nêu trên, người bị bỏng nước sôi vẫn cần lưu ý thêm những điều quan trọng sau khi sơ cứu vết thương:
- Đối với vết thương bị phồng rộp do bỏng, tuyệt đối không dùng kem đánh răng, kem trị bỏng, mỡ trăn,… để bôi lên. Các phương pháp đó sẽ khiến vết thương tăng khả năng viêm nhiễm, lở loét và để lại sẹo sâu.
- Nếu cơ thể bị bỏng với diện tích lớn, thậm chí là toàn thân, tuyệt đối không cởi quần áo theo cách thông thường vì sẽ khiến quần áo quệt vào da thịt, gây loét và tróc da. Nên lấy kéo cắt từng mảnh quần áo ra và hạn chế tuyệt đối sự cọ xát với da thịt.
- Kể cả khi không bị bỏng trên diện tích lớn, vẫn cần cởi bỏ các loại tư trang ra khỏi cơ thể một cách nhẹ nhàng để tránh cọ xát vào vùng da bị tổn thương.
- Cần sơ cứu đúng cách, cẩn thận sau đó tìm gặp bác sĩ da liễu để được điều trị ngay bằng các loại thuốc chuyên dụng. Tuyệt đối không tự tìm mua thuốc bôi hay bất cứ chế phẩm nào của thuốc vì đều có thể khiến vết thương lở loét, viêm nhiễm nặng nề.
- Đối với trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị bỏng nước sôi phồng da, cha mẹ không nên hoảng loạn mà hãy giữ bình tĩnh để sơ cứu cho con thật an toàn. Sau đó, đưa con đến cơ sở y tế ngay để được điều trị gấp.
>> Xem thêm:
3. Cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất tại nhà
Nếu như vết bỏng nước sôi phồng da không quá nghiêm trọng, hoặc đã được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để vết thương mau lành. Dưới đây là một số cách chăm sóc vết bỏng nước sôi an toàn:
- Bôi gel nha đam: Những lúc không thoa thuốc và để da nghỉ, có thể sử dụng gel nha đam để thoa lên vết thương. Nha đam có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và làm ẩm da nên sẽ giúp vết thương mau lành hơn.
- Thoa mật ong: Trong mật ong cũng có các chất chống viêm và kháng nấm, rất hiệu quả cho các trường hợp bị bỏng nhẹ. Bạn có thể dùng mật ong thoa trực tiếp lên vết thương, hoặc tẩm mật vào miếng gạc và đặt lên trên vết thương để tránh nhiễm trùng.
- Bôi mỡ kháng sinh: Nếu như vết bỏng nước sôi phồng da bị vỡ, hãy sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như hay bôi lên da và dùng băng gạc che lại. Lưu ý trước khi bôi thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.
4. Các mẹo chữa bỏng nước sôi phồng da tuyệt đối không áp dụng
Ngoài những phương pháp chữa vết bỏng nước sôi kể trên, vẫn có rất nhiều mẹo chữa dân gian mà người ta vẫn hay truyền miệng nhau. Dưới đây là một số phương pháp không hề an toàn mà bạn tuyệt đối không áp dụng:
- Dùng lòng trắng trứng: Trứng là loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Vì thế với những người đã có cơ địa dị ứng sẵn rồi mà bôi lòng trắng trứng lên vết bỏng thì sẽ dễ bị nhiễm trùng.
- Dùng bơ thoa lên vết thương: Nhiều người cho rằng thoa bơ lên vết bỏng sẽ giúp làm ẩm vết thương và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, đây là cách xử lý sai lầm vì bơ chứa vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và bơ cũng giữ nhiệt khiến cho vết bỏng không hạ nhiệt được.
- Dùng kem đánh răng: Người ta cho rằng dùng kem đánh răng thoa lên vết bỏng có thể làm xẹp vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính khả thi của phương pháp này.
- Dùng tinh dầu: Các tinh dầu tự nhiên sẽ khiến cho làn da đang nóng bừng trở nên đau rát như thiêu đốt.
5. Bị bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi?
Với trường hợp bỏng nhẹ, vết rộp nhỏ thì chỉ trong vòng 1 tháng sẽ được chữa lành nếu áp dụng phương pháp điều trị an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ. Với trường hợp vết thương nặng trên diện tích rộng thì còn tùy thuộc vào khả năng hồi phục ở mỗi người chứ không thể ước đoán thời gian cụ thể được.
Bỏng nước sôi phồng da là hiện tượng nguy hiểm có thể gây viêm nhiễm, lở loét và để lại sẹo xấu sau này. Vì thế, ngay khi bị bỏng, vết thương cần phải được sơ cứu đúng cách, an toàn. Nên tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán mức độ nặng nhẹ và điều trị sớm bằng thuốc để tránh các hậu quả xấu về sau.
Nguồn: Healthline.com
Làm đẹp
08/07/2022
Mụn cóc
07/06/2022
Tin tức
24/05/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Bệnh da liễu
08/07/2021
Bệnh da liễu
10/06/2021
Bệnh da liễu
28/05/2021
Bệnh da liễu
21/04/2021
Bệnh da liễu
23/03/2021
Bệnh da liễu
26/02/2021
Bệnh da liễu
24/02/2021
Bệnh da liễu
22/02/2021