Phòng Khám Da Liễu tại TP.HCM Review Khám Chữa Bệnh Cách chữa da bị cháy nắng cho người mới bị và đã lâu năm

Cách chữa da bị cháy nắng cho người mới bị và đã lâu năm

Da bị cháy nắng xử lý ngay tức thì sẽ hồi phục nhanh chóng. Còn người bị cháy nắng lâu năm thì cần phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn. Để lấy lại được làn da trắng sáng, khỏe mạnh, những người mới bị cháy nắng hoặc đã cháy nắng lâu năm cần tham khảo những cách chữa sau đây!

1. Cách xử lý khi da vừa mới bị cháy nắng

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà cần có cách xử lý an toàn để phòng ngừa vết bỏng nắng để lại sẹo trên da. Lúc mới bị cháy nắng, trên da sẽ xuất hiện cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Cần phải xử lý ngay tình trạng bỏng nắng theo 5 bước sau:

Da mới bị bỏng nắng cần được xử lý an toàn để tránh sẹo và tổn thương về sau
Da mới bị bỏng nắng cần được xử lý an toàn để tránh sẹo và tổn thương về sau

1.1. Rửa sạch da

Sử dụng nước mát dội lên da và dùng khăn ẩm, mát để chườm lên cho da dịu lại. Tốt nhất là rửa vùng da bị bỏng dưới vòi sen mát. Không nên dùng nước quá lạnh vì sẽ khiến da bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ bị tổn thương.

1.2. Nếu da bị phồng rộp, tìm bác sĩ da liễu ngay

Sau khi đã rửa với nước mát mà da vẫn không dịu đi, thậm chí bị phồng rộp thì nên tìm đến bác sĩ da liễu ngay. Tình trạng phồng rộp da rất nguy hiểm vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, lở loét. Đặc biệt là ở trẻ em, nếu thì không thể chủ quan được mà cần đưa trẻ đi khám ngay. Dựa trên chẩn đoán mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh thoa ngoài để ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuyệt đối không chọc vỡ các vết phồng rộp này.

1.3. Hồi phục da với gel dưỡng ẩm

Sử dụng kem, gel dưỡng ẩm hoặc gel lô hội tự nhiên để thoa lên vùng da bị cháy nắng là bước vô cùng quan trọng. Đây là cách để vết thương trên da được ủ lạnh, bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các yếu tố gây hại ngoài môi trường. Đồng thời, vết thương cũng sẽ được kích thích hồi phục nhanh chóng hơn.

1.4. Bổ sung nước cho cơ thể ngay lập tức

Một trong những cách để cấp ẩm da nhanh chóng nhất chính là uống nước. Sau khi tiếp xúc lâu với ánh nắng gắt khiến da bị cháy nắng, cần uống nhiều nước khoáng và nước ép trái cây giày vitamin A, C, E để tăng đề kháng cho da.

1.5. Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Sau khi đã thực hiện hết các bước xử lý khi mới bị bỏng nắng ở trên, cần chăm sóc và bảo vệ da an toàn khỏi ánh nắng mặt trời. Lúc này, làn da vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng và tổn thương sâu hơn nên cần tránh xa ánh nắng nóng. Và trong suốt thời gian điều trị cũng cần hạn chế đi ra ngoài nắng để làn da được phục hồi hẳn.

2. Cách chữa da bị cháy nắng lâu năm

Đối với những ai có làn da bị bỏng nắng, trở nên đen sạm và thô ráp lâu thì cần kiên trì hơn với các phương pháp điều trị y khoa.

Áp dụng phương pháp điều trị theo tư vấn của bác sĩ
Áp dụng phương pháp điều trị theo tư vấn của bác sĩ

2.1. Áp dụng lột tẩy hóa học

Lột da hóa học hay còn gọi là là phương pháp phổ biến để loại bỏ lớp da bề mặt thô ráp, xù xì và sẫm màu. Nếu như vết bỏng nắng chỉ nằm trên một vùng nhỏ của cơ thể thì hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, chemical peel cần được thực hiện tại các bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín.

2.2. Sử dụng viên uống chống nắng và trắng da

Nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn loại thực phẩm bổ sung giúp làm trắng da từ bên trong. Không nên tự tìm mua thuốc để uống vì hiện nay trên thị trường rất nhiều sản phẩm làm giả, chứa thành phần độc hại. Nếu sử dụng đúng loại thực phẩm chức năng phù hợp với cơ thể thì làn da cũng có thể được tái tạo và trẻ hóa.

>> Xem thêm: 

2.3. Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da

Ngoài các phương pháp trên, thường xuyên tẩy tế bào chết trên vùng da bị cháy nắng và dưỡng da bằng các loại kem dưỡng ẩm cũng là biện pháp tốt để giúp da trắng sáng, mềm mại trở lại. Đương nhiên, các phương pháp này đều yêu cầu sự kiên trì. Bởi làn da bị cháy nắng lâu năm sẽ khó phục hồi hơn rất nhiều so với làn da chỉ mới bị tổn thương.

3. Da bị cháy nắng bao lâu sẽ phục hồi?

Nhiều người lo lắng không biết da bị cháy nắng có trắng lại được không và nếu chữa được thì bao lâu mới phục hồi. Đối với người mới bị cháy nắng xong, nếu xử lý an toàn ngay lập tức thì chỉ sau 12 – 16 ngày làn da sẽ hồi phục, trở nên khỏe mạnh và săn chắc trở lại. Tuy nhiên, với những người có làn da sạm đen lâu năm thì thời gian điều trị khỏi còn tùy thuộc vào khả năng tái tạo tế bào và loại phương pháp mà bác sĩ tư vấn.

4. Chăm sóc da sau cháy nắng như thế nào?

Áp dụng các biện pháp chăm sóc da để da bị cháy nắng mau chóng hồi phục
Áp dụng các biện pháp chăm sóc da để da bị cháy nắng mau chóng hồi phục

Bên cạnh với việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, làn da bị bỏng nắng cũng cần được chăm sóc toàn diện. Không chỉ là chăm sóc bên ngoài với các sản phẩm chăm sóc, phục hồi da mà còn là tăng sức đề kháng từ bên trong.

  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho sự đàn hồi của da: Hãy ăn nhiều các loại rau củ, trái cây tươi có chứa nhiều vitamin A, C, E và khoáng chất để tăng cường sức khỏe làn da. Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nồng, khiến cho các vết thương ngoài da dễ sưng và viêm.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Nếu cần ra ngoài trời, luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao. Đồng thời, sử dụng áo, mũ, nón, khẩu trang để che chắn tối đa ánh nắng mặt trời tiếp xúc đến da.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm da theo tư vấn của chuyên gia da liễu để làn da luôn trong trạng thái ẩm mướt, đàn hồi và tươi trẻ.

>> Xem thêm: 

Da bị cháy nắng cần được điều trị ngay lập tức để đề phòng trường hợp phồng rộp, viêm nhiễm, tổn thương sâu và để lại sẹo. Để vùng da bị tổn thương mau chóng phục hồi, cần tìm đến bác sĩ da liễu sớm để được kê các loại thuốc điều trị bỏng nắng. Nếu như để cho da cháy nắng lâu ngày, điều trị sẽ phức tạp hơn và thời gian hồi phục lâu hơn.

Nguồn: www.aad.org


Làm đẹp




08/07/2022


Mụn cóc




07/06/2022


Tin tức




24/05/2022


Thuốc da liễu




24/04/2022


Thuốc da liễu




24/04/2022


Thuốc da liễu




24/04/2022


Bệnh da liễu



08/07/2021


Bệnh da liễu



10/06/2021


Bệnh da liễu



28/05/2021


Bệnh da liễu



21/04/2021


Bệnh da liễu



23/03/2021


Bệnh da liễu



26/02/2021


Bệnh da liễu



25/02/2021


Bệnh da liễu



22/02/2021

Leave a Reply

TopBack to Top