Phòng Khám Da Liễu tại TP.HCM Review Khám Chữa Bệnh Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là bệnh gì, có nguy hiểm không?


Cách phòng tránh bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là bệnh gì? Hiện tượng này có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không và có cần đi khám bác sĩ ngay không? Sau đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ về đêm và các cách xử lý an toàn cho cha mẹ tham khảo.

1. Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm

Một số bệnh da liễu và nguyên nhân khác khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa
Một số bệnh da liễu và nguyên nhân khác khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa về đêm khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển của trẻ. Trẻ em bị mẩn đỏ ngứa về đêm có thể do các nguyên nhân như:

  • Gan yếu: Khi chức năng gan của trẻ bị suy yếu, độc tố trong cơ thể trẻ khó mà được lọc bỏ. Vì thế mà độc tố tích tụ lâu ngày và phát ban ra ngoài da. Đây cũng được xem là hiện tượng ở trẻ mà phụ huynh nên lưu ý.
  • Dị ứng thời tiết: Đây là hiện tượng mẩn ngứa nổi mề đay khi da không kịp thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ngoài môi trường. Khi cơ thể trẻ được giữ ấm lại, mẩn đỏ ngứa sẽ biến mất.
  • Dị ứng thực phẩm: Nếu như trong bữa tối, trẻ ăn các món hải sản, thịt bò, nấm,… thì có khả năng trẻ đã bị dị ứng thực phẩm. Đối với trẻ chưa ăn dặm thì có thể dị ứng với các chất dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ. Cha mẹ cần cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra xem con có cơ địa dị ứng với loại thực phẩm đặc trưng nào không.
  • Côn trùng cắn: Không gian sinh hoạt, giường ngủ, nôi, chăn màn của trẻ có các loại côn trùng trú ngụ cũng là nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ngứa về đêm. Cha mẹ cần kiểm tra khu vực sinh hoạt, nghỉ ngơi của bé có mạt ve, bọ chét, và lông động vật hay không.
  • Các yếu tố gây kích ứng: Các hóa chất có trong nước giặt quần áo, chăn nệm, mỹ phẩm chăm sóc da, phấn hoa, phấn côn trùng,… cũng khiến cho làn da của trẻ bị kích ứng và nổi mẩn ngứa.
  • Các bệnh lý ngoài da khác: Các bệnh da liễu cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm mà cha mẹ không nên chủ quan. Các bệnh rất phổ biến như rôm sảy, chàm sữa, ,… có thể kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị dứt điểm. Bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và hủy hoại làn da về lâu về dài.

Để tìm hiểu rõ hơn các bệnh da liễu khiến cho trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa về đêm, phụ huynh tham khảo thêm bài viết: .

2. Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm có nguy hiểm không?

Bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh kể trên đều không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, về lâu về dài, nếu không điều trị thì sức khỏe của trẻ sẽ bị suy yếu và sự phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Các bộ phận trong cơ thể không được hoạt động đúng và thuận lợi. Giấc ngủ bị phá hoại lâu dần khiến trẻ căng thẳng, ảnh hưởng đến não bộ. Và làn da liên tục bị nổi mẩn đỏ ngứa thì ngày càng trở nên non yếu, dễ bị tổn thương.

Bởi vậy, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để khám ngay, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh và có phương hướng điều trị triệt để nhất. Không nên chần chừ, chủ quan, cho rằng bệnh có thể tự khỏi mà không cho con chữa. Phụ huynh cũng không nên tự mua thuốc điều trị cho con tại nhà vì nếu dùng sai thuốc, sai liều lượng có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

3. Làm thế nào để ngăn không cho nổi mẩn ngứa ở trẻ tái phát?

Cách phòng tránh bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm
Cách phòng tránh bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm

Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc và chăm sóc bên ngoài mà bác sĩ tư vấn, cha mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn không cho bệnh tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số cách cha mẹ nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho con của mình:

  • Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ: Một làn da sạch sẽ, thông thoáng luôn luôn dễ chịu hơn. Đây là cách loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất bám trên da của trẻ. Trước khi con đi ngủ, hãy cho con tắm với nước ấm trong khoảng 5 – 7 phút. Sau đó thấm khô người cho con ngay để tránh ẩm, tránh lạnh.
  • Cho con sử dụng kem dưỡng ẩm: Làn da của trẻ dễ bị kích ứng hơn khi thiếu độ ẩm. Bởi vậy, cho con sử dụng các kem dưỡng ẩm, tinh dầu dưỡng ẩm sẽ giúp làn da được làm dịu, giảm bong tróc và ngăn ngừa khô da, ngứa ngáy. Cha mẹ hãy hỏi tư vấn của để chọn được loại dưỡng ẩm an toàn nhất cho da của con.
  • Cho con mặc trang phục mềm mại: Quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt luôn đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ. Tránh được sự chà xát, đổ mồ hôi, kích thích cơn ngứa ở trẻ bùng phát.
  • Cải thiện chất lượng không gian sống: Khu vực ngủ của con cần được đảm bảo vệ sinh an toàn, loại bỏ hết các vi khuẩn có hại và các côn trùng trú ngụ. Đảm bảo phòng ngủ của trẻ thông thoáng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nên sử dụng thuốc diệt côn trùng vào ban ngày để ban đềm phòng của con được an toàn.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Con có thể bị dị ứng với một số thực phẩm nhất định. Phụ huynh nên lưu ý không cho con ăn các thực phẩm đó để đề phòng dị ứng xảy ra.

>> Xem thêm: 

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là biểu hiện của tổn thương chức năng gan và các bệnh lý da liễu. Cha mẹ không nên chủ quan vì các bệnh này để lâu không chữa đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Cần cho con tìm gặp bác sĩ để điều trị tự sớm và áp dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguồn: Healthline.com


Làm đẹp




08/07/2022


Mụn cóc




07/06/2022


Tin tức




24/05/2022


Thuốc da liễu




24/04/2022


Thuốc da liễu




24/04/2022


Thuốc da liễu




24/04/2022


Bệnh da liễu



08/07/2021


Bệnh da liễu



10/06/2021


Bệnh da liễu



28/05/2021


Bệnh da liễu



21/04/2021


Bệnh da liễu



23/03/2021


Bệnh da liễu



26/02/2021


Bệnh da liễu



25/02/2021


Bệnh da liễu



24/02/2021

Leave a Reply

TopBack to Top