Nếu như bàn tay bị ngứa và sưng, kèm theo 7 triệu chứng này thì chứng tỏ bạn đã mắc bệnh da liễu cần điều trị ngay. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các bệnh lý da liễu khiến cho bàn tay sưng phù, ngứa ngáy trong bài viết này!
Những dấu hiệu đi kèm bàn tay bị ngứa và sưng cho thấy bạn mắc bệnh da liễu
Ngoài triệu chứng sưng ngứa bàn tay, nếu bạn có thêm những biểu hiện ngoài da sau thì có thể bạn đã mắc bệnh da liễu:
- Bàn tay, ngón tay bất chợt có cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ, sưng phù nề, chạm vào có cảm giác châm chích, thậm chí hơi đau.
- Làn da cảm giác khô, ráp hơn bình thường.
- Da bị nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng, đặc biệt là ở vùng da đầu ngón tay và lòng bàn tay.
- Có mụn nổi lên, hoặc là mụn đỏ, hoặc là mụn chứa nước bên trong.
- Da có thể bị chảy máu khi bị nứt nẻ bong tróc quá nhiều.
- Ngón tay bị sưng đỏ, viêm.
- Càng gãi càng thấy ngứa và đau đớn hơn.
Khi có những biểu hiện trên đây, bạn đang mắc phải một trong các bệnh da liễu là: Ghẻ, vảy nến, tổ đỉa hoặc viêm da tiếp xúc. Lúc này, cần có những biện pháp điều trị an toàn để nhanh chóng dứt ngứa mà không gây tổn thương thêm cho làn da.
Cách xử lý khi bàn tay khi bị ngứa và sưng do bệnh da liễu
Khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh da liễu, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán lâm sàng và có phương án điề u trị kịp thời. Trước đó, người bệnh cần lưu ý một số cách xử lý để đảm bảo an toàn cho làn da trước khi tìm đến được bác sĩ da liễu.
1. Bàn tay, đầu ngón tay bị ngứa và sưng phồng do viêm da tiếp xúc
Đây là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc với các tác nhân gây hại như lông động vật, thực vật chứa độc, nước hoa, hóa chất, mỹ phẩm, thuốc hay các loại trang sức. Viêm da tiếp xúc khiến cho da bị ngứa, sưng đỏ, khô ráp, bong tróc và có thể rướm máu. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh lưu ý:
- Rửa sạch tay với nước và xà phòng rồi thấm khô
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ tự nhiên thoa lên da để giảm kích ứng
- Tuyệt đối không gãi, cào
Sau đó, người bệnh hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được nhận thuốc điều trị sớm. Bác sĩ sẽ kê kem kháng , thuốc giảm đau, dạng bôi để điều trị viêm da tiếp xúc nhanh nhất.
>> Xem thêm:
2. Tay bị sưng phù và ngứa châm chích do vảy nến
Vảy nến khiến cho da khô nứt nẻ và chảy máu. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, đau rát và ngoài da liên tục xuất hiện các vảy trắng đục. Đây là bệnh khó điều trị nên khi mới có biểu hiện đầu tiên, người bệnh cần đi khám ngay để chữa dứt điểm và phòng ngừa tái phát. Khi có các biểu hiện vảy nến, lưu ý:
- Rửa tay nhẹ nhàng bằng nước mát rồi thấm khô
- Tuyệt đối không dùng nước nóng để rửa tay và không chà xát, kỳ cọ khi rửa
- Dùng kem kháng histamin không cần kê đơn để bôi cho bớt ngứa
Sau đó, hãy đi khám để nhận thuốc uống kê toa và các loại kem chứa acid salicyclic, kem chứa hợp chất vitamin D bôi ngoài da. Nếu như tình trạng bệnh nặng, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh áp dụng phương pháp quang trị liệu.
>> Xem thêm:
3. Lòng bàn tay, mu bàn tay và ngón tay bị nổi cục ngứa do ghẻ
Ghẻ chui vào trong da, đẻ trứng và sinh sôi dưới lớp da, khiến cho da nổi mẩn ngứa trông giống mụn nhọt. Cơn ngứa càng về đêm càng dữ dội hơn, chính là phản ứng dị ứng của cơ thể với con ghẻ, trứng và chất thải của chúng. Để chẩn đoán bệnh ghẻ, ngoài những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ còn tiến hành soi da.
Khi bị ghẻ, người bệnh lưu ý không gãi, không cào mà hãy tìm gặp bác sĩ da liễu ngay để được kê đơn thuốc điều trị. Tránh trường hợp bệnh ghẻ bị chàm hóa hoặc bội nhiễm sẽ khó điều trị hơn.
>> Xem thêm:
4. Xử lý bàn tay bị ngứa và sưng do tổ đỉa
Tổ đỉa thoạt nhìn cũng có những triệu chứng giống với ghẻ. Khi mà trên da tay nổi lên các đốm mụn nước nhỏ li ti, mọc dày thành từng cụm hoặc mọc rải rác. Càng gãi khiến cho các mụn này vỡ ra thì chúng càng lan rộng và ngứa ngáy dữ dội hơn. Để chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh cần dùng các loại thuốc cơ bản như:
- Thuốc chứa corticosteroid dạng kem và thuốc mỡ bôi lên da, giúp làm khô các nốt mụn nước, giảm kích ứng và giảm ngứa.
- Dùng kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ để giảm tình trạng khô da và ngứa da.
>> Xem thêm:
Lưu ý khi điều trị
Các bệnh da liễu đều cần được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để nhanh đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp da phục hồi nhanh nhất. Nếu người bệnh chủ quan không gặp bác sĩ da liễu để điều trị, các bệnh lý kể trên có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, nhiễm trùng hoặc lychen hóa. Hậu quả là làn da bị mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ ban đầu và những triệu chứng bệnh còn cản trở các hoạt động sống thường ngày.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh lưu ý:
- Chỉ sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn
- Không tự ý tìm mua thuốc để chữa khi không xác định được đúng bệnh lý đang mắc phải
- Khi đã sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ thì tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng hay dứt thuốc khi chưa hết liều.
Một số bệnh lý khác khiến cho bàn tay tư nhiên bị ngứa và sưng
Ngoài các bệnh da liễu kể trên, bàn tay bị sưng ngứa còn có thể là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm khác như:
- Bệnh viêm khớp ngón tay
- Phù bạch huyết
- Bệnh thần kinh ngoại biên
- Hội chứng tiền sản giật
- Hội chứng ống cổ tay
- Bệnh cước tay do trời lạnh
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, khi bàn tay bị ngứa và sưng, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và nhận phương án điều trị phù hợp nhất. Không nên chủ quan với bất cứ dấu hiệu bất thường nào vì rất có thể bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khôn lường rất khó kiểm soát.
Làm đẹp
08/07/2022
Mụn cóc
07/06/2022
Tin tức
24/05/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Bệnh da liễu
08/07/2021
Bệnh da liễu
10/06/2021
Bệnh da liễu
28/05/2021
Bệnh da liễu
21/04/2021
Bệnh da liễu
23/03/2021
Bệnh da liễu
26/02/2021
Bệnh da liễu
25/02/2021
Bệnh da liễu
24/02/2021