Rất nhiều người thắc mắc về việc bấm khuyên và xỏ khuyên để làm đẹp. Thực tế, đây là 2 phương pháp khác nhau và có những ưu, nhược điểm riêng. Vậy bấm khuyên và xỏ khuyên là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Bấm khuyên và xỏ khuyên là gì?
Theo các chuyên gia cho biết, bấm khuyên là việc sử dụng các loại súng bấm có gắn hợp kim rất nhọn để tác động trực tiếp bởi lực lò xo xuyên qua tai con người. Sau khi bấm, bạn sẽ phải đeo đạn giữ lỗ cho đến khi vết bấm đã lành lại hẳn. Phương pháp này ít gây đau đớn cho người bấm và mức giá thành không quá cao, phù hợp với nhiều người.
là người thực hiện sử dụng một cây kim y tế rất cứng, phần đầu được làm rất sắc, bên trong rỗng để dễ dàng xỏ qua cho khuyên vào bên trong. Thay vị giữ lỗ đạn như bấm khuyên, xỏ khuyên sẽ tạo ra lỗ to hơn. Sau khi xỏ khuyên, bạn dễ dàng đeo cho mình những chiếc khuyên vô cùng xinh xắn, đáng yêu.
Bấm khuyên sẽ không an toàn so với xỏ khuyên. Thông thường, các dụng cụ thực hiện ở tiệm trang sức sẽ không được vệ sinh sạch sẽ và dùng chung cho nhiều người. Do đó, người bấm khuyên rất dễ bị mưng mủ, nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, xỏ khuyên với các dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ, kháng khuẩn sẽ ít gây bấm tím hoặc nhiễm trùng.
Xỏ khuyên sẽ đau hơn bấm khuyên. Mặc dù quá trình thực hiện diễn ra nhanh bởi những người thợ chuyên nghiệp, cẩn thận nhưng bạn sẽ có cảm giác đau hơn bấm khuyên. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người và kỹ thuật thực hiện mà thời gian lành vết bấm khuyên và xỏ khuyên sẽ diễn ra từ 1 – 3 tháng.
Khi bấm khuyên, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với vị trí bấm để tránh tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên đến những tiệm trang sức để bấm thay vì thực hiện bởi những người bấm lỗ tai di động. Tại tiệm trang sức, người thực hiện sẽ có kinh nghiệm và súng bấm sẽ đạt chuẩn, an toàn hơn. Nếu không đeo khuyên tai trong khoảng 1 thời gian dài, lỗ bấm sẽ nhanh chóng mất đi và bạn cần phải đi bấm lại.
Trước khi tiến hành xỏ khuyên, bạn cần xác định cho mình chính xác vị trí yêu thích muốn xỏ, tránh các vị trí không thường xuyên đeo hoặc không phù hợp với khuôn mặt. Sau khi xỏ khuyên, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ lỗ xỏ với nước muối, tránh trường hợp bị chảy máu, sưng tấy.
Đồng thời, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm gây sẹo, vết thâm, ngứa như hải sản, rau muống, thịt bò, thịt gà,… Khi vết thương xỏ khuyên chưa lành, bạn không được tự ý thay khuyên vì dễ gây nhiễm trùng, đau đớn và lỗ xỏ sẽ không như ý muốn.
Bấm khuyên và xỏ khuyên – Cái nào đẹp hơn?
Tính thẩm mỹ của bấm khuyên và xỏ khuyên là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là các chị em phụ nữ. Tùy vào sở thích và nhu cầu của từng người, bạn có thể tiến hành bấm khuyên hoặc xỏ khuyên. Dưới đây là một số chia sẻ về việc bấm khuyên và xỏ khuyên, bạn đọc cần biết để cân nhắc, lựa chọn cho mình.
Không thể xấc định bấm khuyên sẽ đẹp hơn xỏ khuyên hay xỏ khuyên đẹp hơn vì đây là nhu cầu và thẩm mỹ của từng người. Tuy nhiên, bấm khuyên sẽ tạo ra lỗ bấm nhỏ hơn. Điều này mang đến tính thẩm mỹ cao. Phụ nữ sẽ đeo được những chiếc khuyên tai xinh xắn, vừa kích cỡ.
Thân kim xỏ khuyên to hơn nên chị em có thể thỏa sức lựa chọn cho mình các loại khuyên tai đa dạng, phong phú ngay từ đầu và không cần đợi cho đến khi lỗ xỏ lành hẳn. Mặc dù rất tiện lợi trong việc đeo khuyên tai nhưng bạn chỉ nên lựa chọn các loại khuyên tai chân thẳng, chốt vặn chắc chắn để dễ dàng vệ sinh, tránh gây nhiễm trùng.
Bấm khuyên sẽ gây đau đớn hơn xỏ khuyên. Bấm khuyên tai với lực tác động rất mạnh xung quanh các mô nên rất dễ bị ảnh hưởng, khiến cho lỗ bấm dễ bị thâm và lâu lành hơn. Bên cạnh đó, bạn cần phải đeo đạn giữ lỗ trong khoảng thời gian nhất định để giữ lỗ cho đến khi đổi sang đeo khuyên.
Tùy cơ địa và quy trình, kỹ thuật mà thời gian tịt lỗ bấm khuyên hoặc xỏ khuyên sẽ khác nhau ở mỗi người. Bên cạnh đó, mỗi người sẽ có sở thích xỏ nhiều lỗ hoặc ít lỗ. Dù nhiều hay ít, bạn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ tai để đảm bảo an toàn và giúp nhanh lành lỗ xỏ. Khi đó, bạn dễ dàng đeo rất nhiều loại khuyên tai khác nhau để xinh xắn, dễ thương hơn.
Bấm khuyên và xỏ khuyên – Ưu và nhược điểm
Với trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên, bạn có bấm khuyên hoặc xỏ khuyên cho bé. Bấm khuyên và xỏ khuyên đều mang đến vẻ đẹp riêng cho phụ nữ. Tùy thuộc vào sở thích, bạn có thể lựa chọn vị trí bấm phù hợp với nhu cầu của từng người. Sau đây là một số ưu, nhược điểm của bấm khuyên và xỏ khuyên, bạn đọc cần biết.
# Bấm khuyên
+ Ưu điểm:
- Bất cứ cửa hàng trang sức nào cũng có bấm khuyên.
- Mức giá thành khá rẻ, phổ biến ở nhiều nơi.
- Mức độ đau ít, thậm chí là không đau.
+ Nhược điểm:
- Vết thương tại vị trí bấm lâu lành
- Các mô xung quanh vị trí bấm bị bầm tím do lực bấm quá mạnh.
- Không thể đeo các loại khuyên tai yêu thích ngay sau khi bấm
- Bạn phải trải qua một thời gian dài đeo đạn giữ lỗ đến khi lỗ bấm lành mới có thể tháo đạn và đeo khuyên tai bình thường.
# Xỏ khuyên
+ Ưu điểm:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ ngay lần đầu xỏ khuyên
- Bạn bắt buộc phải đeo khuyên sắt cố định trong khoảng thời gian dài bị nhiễm trùng. Điều thú vị là bạn sẽ được đem các loại khuyên mình thích ngay lập tức sau khi xỏ khuyên.
- Xỏ khuyên có lỗ xỏ to nên dễ dàng đeo đa dạng mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với từng sở thích của mỗi người.
- Mức độ an toàn hơn bấm khuyên
- Tránh được tình trạng bị lệch như khi bấm khuyên
- Lực tác động khi xỏ khuyên nhẹ nhàng hơn, tránh đau đớn khi bấm.
+ Nhược điểm:
- Bạn cần phải có biện pháp chăm sóc, vệ sinh an toàn mới có được lỗ xỏ xinh xắn như ý muốn.
- Phải có chế độ ăn kiêng phù hợp tránh tình trạng dư thừa thịt ở lỗ xỏ, khiến lỗ xỏ mất thẩm mỹ.
Lời khuyên khi bấm khuyên và xỏ khuyên
Bấm khuyên và xỏ khuyên là kỹ thuật giúp phụ nữ dễ dàng đeo được những đôi khuyên tai dễ thương theo sở thích. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chị em thực hiện không đúng các hướng dẫn sau khi bấm khuyên hoặc xỏ khuyên dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Dưới đây là một số lưu ý khi bấm khuyên và xỏ khuyên, phụ nữ nên biết.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vị trí bấm khuyên và xỏ khuyên
- Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh tai hàng ngày cho đến khi vết thương đã lành hẳn
- Khi đeo khuyên tai chỉ nên đeo nhẹ nhàng, không được thực hiện quá mạnh hoặc đeo quá nhiều lần gây tổn thương vùng tai.
- Dùng khăn giấy hoặc khăn bông lau nhẹ nhàng tai sau khi đã rửa sạch. Tuyệt đối không được sử dụng các loại khăn sợi gây tổn thương vùng tai.
- Chỉ nên đổi khuyên tai sau 6 – 7 tháng khi mới bấm khuyên hoặc xỏ khuyên
- Không được tác động mạnh, nhổ lông tại vị trí mới xỏ khuyên vì hành động của bạn có thể khiến vết thương khó lành
- Lựa chọn trang phục phù hợp, ít gây vướng víu tại vị trí bấm khuyên hoặc xỏ khuyên
- Tránh trang điểm sau khi mới xỏ khuyên xong nhằm hạn chế các loại mỹ phẩm tiếp xúc trực tiếp với vết thương
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu để vết thương nhanh lành
- Không ăn những loại thực phẩm gây kích thích khiến vết thương lâu lành như thịt bò, thịt gà, rau muống, xôi gà,…
- Uống đủ nước, tích cực cung cấp các loại nước ép trái cây để giúp tăng cường sức khỏe.
- Không nên đeo khuyên tai quá lớn khi mới bấm khuyên hoặc xỏ khuyên
- Sau khi bấm khuyên hoặc xỏ khuyên, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào (ngứa ngáy, mưng mủ, sưng tấy,…), bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thắc mắc: Bấm khuyên và xỏ khuyên là gì? Tùy thuộc vào nhu cầu của từng người mà bạn lựa chọn hình thức bấm khuyên hoặc xỏ khuyên phù hợp. Xỏ khuyên được thực hiện bởi những người lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm nên mức độ an toàn sẽ cao hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn những địa chỉ thực hiện uy tín, chất lượng để có được những đôi tai dễ thương, xinh xắn.