Nấm da chân (dân gian thường gọi là “Nước ăn chân”) là căn bệnh rất dễ gặp và dễ phát triển trong môi trường có điều kiện khí hậu như Việt Nam. Bệnh nhân bị nấm da chân nên sớm thăm khám với để tránh nấm da lan rộng; gây ra nấm móng chân.
Trong bài viết dưới đây; BookingCare sẽ giới thiệu với bạn về các dấu hiệu; nguyên nhân của nấm da chân và các bác sĩ trị nấm da giỏi giúp tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm; tiết kiệm thời gian và chi phí.
Biểu hiện của nấm da chân
Nấm da chân là ; có thể lây nhiễm ở bất kỳ phần nào của bàn chân; nhưng phần lớn thường mọc ở giữa các ngón chân. Khu vực phổ biến tiếp theo là lòng bàn chân. Khi bị nấm da chân; bệnh nhân thường sẽ nhận thấy sự xuất hiện của những dấu hiệu sau:
- Nấm ở mu bàn chân: Vùng da bị bệnh xuất hiện các mảng da màu đỏ có kích thước từ 1-5mm; có vảy và cực kỳ ngứa. Bờ gờ cao; mọc những mụn nước nhỏ li ti; vảy da; có hình dạng tròn hoặc vòng cung; ở khu vực giữa thương tổn làn da trông bình thường.
- Nấm ở kẽ ngón chân: Các tổn thương thường xuất hiện ở ngón thứ 3 hoặc thứ 4 trên bàn chân. Lúc đầu da ở các khu vực này bị khô lại; sau đó bong tróc; trường hợp bị nặng sẽ dẫn đến lở loét; viêm nhiễm; mưng mủ; đồng thời mọc cả mụn nước; cực kỳ đau đớn và khó chịu.
- Nấm ở lòng bàn chân: Xuất hiện các vùng da màu hồng hoặc đỏ phân rõ ranh giới với các vùng da lành. Các mảng da bị bệnh có kích thước nhỏ hoặc lớn; mật độ ít hoặc nhiều tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
- Nấm da bong nước: Vị trí phát bệnh thường ở mu bàn chân hoặc lòng bàn chân; với triệu chứng là các nốt mụn ngứa và đau.
Trường hợp bị nấm chân nặng; người bệnh có thể gặp phải tình trạng lở loét; mụn nhọt; dày sừng đau đớn; loét bàn chân thường gặp nhất ở những người bệnh có sức đề kháng; hệ miễn dịch yếu hoặc các trường hợp nười bệnh bị tiểu đường.
Nấm da chân không nguy hiểm nếu như được điều trị sớm. Nếu để lâu; bệnh nấm da bàn chân có thể tiến triển thành lở mụn mủ; loét nông; dày sừng gây đau đớn.
Nguyên nhân gây nấm da chân
Bã nhờn được coi là chất có tính ức chế nấm. Tuy nhiên; khu vực bàn chân không có bã nhờn nên rất dễ bị nhiễm nấm. Nấm chân là bệnh ngoài da xảy ra chủ yếu do loại nấm ngoài da có tên là Trichophyton rubrum; hoặc đôi khi là do các loại nấm khác ví dụ như Candida (kẽ ngón).
Nấm chân dễ phát triển trong khí hậu ấm áp; ẩm ướt; đặc biệt là vào các mùa mưa và các trường hợp sau:
- Sử dụng chung hồ bơi; vòi tắm hoa sen; khăn tắm
- Mang giày dép chặt; không thông thoáng khiến chân tiết nhiều mồ hôi hoặc giày; tất bị nhiễm nấm
- Ra mồ hôi chân nhiều
- Mắc hoặc hệ thống miễn dịch yếu
- Tuần hoàn ngoại vi kém hoặc phù bạch huyết
- Sử dụng corticosteroid toàn thân hoặc thuốc ức chế miễn dịch
Phân biệt nấm da chân với một số bệnh da liễu khác
Bệnh nấm da chân có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với một số khác. Do đó; bệnh nhân không thăm khám với bác sĩ mà tự điều trị nấm bàn chân tại nhà rất dễ khiến bệnh nặng hơn do điều trị sai.
Để xác định bệnh nấm da chân; ngoài quan sát bằng mắt thường thì các bác sĩ có thể tiến hành soi tươi KOH dưới kính hiển vi chấn đoán nấm da; nấm móng. Nấm da chân cần chẩn đoán phân biệt với:
- Chàm bàn chân – đặc biệt là bệnh phồng rộp (pedopompholyx);hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng do độ ẩm dai dẳng giữa các ngón chân dính chặt vào nhau
- tiếp xúc với thành phần của giày dép (chẳng hạn như chất tăng tốc cao su; keo dán giày; kali dicromat được sử dụng làm chất thuộc da hoặc thuốc nhuộm vải)
- Bệnh bàn chân
- Mụn mủ lòng bàn chân
- Dày sừng da bàn chân
Cách trị nấm da chân
Khi bệnh tiến triển; da có thể bị nứt; dẫn đến nhiễm trùng da do vi khuẩn và viêm mạch bạch huyết. Nếu để nấm phát triển quá lâu; nấm da chân có thể lây lan sang móng chân; ăn chất sừng trong móng; tình trạng này gọi là bệnh nấm móng.
Điều trị bệnh nấm chân thường sử dụng thuốc kháng nấm; dùng đường bôi nếu tình trạng nấm nhẹ và dùng đường uống nếu bị nấm da chân nặng.
Ngoài ra; bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số thuốc kháng histamin để chống ngứa; thuốc kháng sinh và sát khuẩn tại chỗ nếu bội nhiễm thêm.
Khi sử dụng thuốc bôi điều trị nấm da chân; bệnh nhân cần lưu ý:
- Bôi thuốc đúng cách; đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ Da liễu
- Không cần ngâm rửa tổn thương trước khi bôi thuốc. Ngâm rửa vết thương quá nhiều có thể dẫn đến bị loét; chảy nước nhiều hơn.
Khi dùng thuốc điều trị toàn thân; bệnh nhân cũng cần chú ý:
- Thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân có bệnh lý gan; mật
- Nhiều loại thuốc kháng virut; thuốc chống ung thư; thuốc ức chế miễn dịch;… không được dùng chung
- Thận trọng với người đang dùng thuốc kháng acid dạ dày; phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
- Nếu như có biểu hiện mệt mỏi; ăn uống kém; chán ăn; đầy bụng; vàng da vàng mắt; tiểu vàng… khi đang dùng thuốc; cần báo ngay với bác sĩ Da liễu để xử lý kịp thời
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc; bệnh nhân không tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị nấm da chân với Bác sĩ Da liễu
Các bạn đọc bị tiểu đường (đối với những người mắc bệnh tiểu đường; những vấn đề chân rất phổ biến và có thể gây biến chứng nghiêm trọng) nên đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bị nấm da chân. Ngoài ra; hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng – sưng; chảy mủ; sốt.
Bác sĩ trị nấm da chân ở TPHCM
1. BS CKI Trương Thị Tuyết Hoa
Địa chỉ | Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 20-22 Dương Quang Trung; Phường 12; Quận 10; TPHCM |
Lịch khám | Thứ hai – thứ Bảy: 7h30 – 15h30 |
có gần 30 năm công tác trong lĩnh vực Nội tổng quát – Da liễu. BS Tuyết Hoa có thế mạnh đối với nhóm da liễu bệnh lý khi chuyên thăm khám; tư vấn; điều trị các bệnh như:
- Bệnh da dị ứng: Mày đay; viêm da cơ địa; viêm da tiếp xúc; sẩn ngứa…
- Các bệnh da do vi khuẩn; nấm; ký sinh trùng: Viêm mô bào; viêm nang lông; chốc; chàm vi khuẩn; nấm; ghẻ…
- Các bệnh da do virus: Thủy đậu; zona thần kinh; mụn cóc; u mềm lây…
đều đặn tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1; tuy nhiên bác sĩ chỉ nhận thăm khám bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên; bạn đọc có nhu cầu thăm khám nên lưu ý.
2. BS CKII Trần Thị Hoài Hương
Địa chỉ | Phòng khám Da liễu Táo Đỏ: 30/1A Ngô Thời Nhiệm; Phường 7; Quận 3; TPHCM |
Lịch khám |
|
là ; có khả năng thăm khám chuyên sâu cả da liễu bệnh lý và da liễu thẩm mỹ. Không chỉ giỏi chuyên môn; BS Hoài Hương còn được bệnh nhân quý mến nhờ cách tư vấn tận tình; tỉ mỉ; chu đáo; dễ hiểu. Bạn đọc gặp những vấn đề với nấm da chân có thể tìm gặp bác sĩ để nhận tư vấn.
Một số thông tin về BS Hoài Hương:
- Trưởng Khoa Dinh Dưỡng bệnh viện Da Liễu TPHCM
- Nguyên Phó trưởng khoa Lâm sàng 1; Bệnh viện Da Liễu TPHCM
- Hội viên chi hội Da Liễu Hồ Chí Minh; hội viên Hội Da Liễu Việt Nam
- Bác sĩ nhận khám mọi độ tuổi
3. ThS.BS Trình Ngô Bỉnh
Địa chỉ | Phòng khám Chuyên khoa Da liễu PRO SKIN: 50 Đường số 65; KDC Tân Quy Đông; Phường Tân Phong; Quận 7; TPHCM |
Lịch khám | Thứ sáu: 13h00 – 19h00 |
ThS.BS Trình Ngô Bỉnh hiện có lịch khám tại cả Bệnh viện FV và phòng khám Pro Skin; tuy nhiên lịch khám cụ thể tại Bệnh viện FV thì BookingCare vẫn chưa cập nhật được.
khám và điều trị các bệnh lý về da cho cả người lớn và trẻ em ví dụ như mụn; chàm; viêm da cơ địa; ngứa; nấm da;… Với thời gian công tác lâu dài tại các Bệnh viện quốc tế như Bệnh viện Vinmec; Bệnh viện FV; Bác sĩ Bỉnh có chuyên môn giỏi và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Bác sĩ trị nấm da chân ở Hà Nội
1. ThS.BS Phạm Đăng Bảng
Địa chỉ | Phòng khám Chuyên khoa Da liễu TTclinic: số 266; phố Mai Anh Tuấn; phường Thành Công; quận Ba Đình; Hà Nội |
Lịch khám | Cả tuần: 8h30 – 18h30 (riêng chủ nhật chỉ làm tới 16h30) |
là cái tên đáng tin cậy; được nhiều anh chị em trong cộng đồng chăm sóc da liễu biết đến với hơn 20 năm kinh nghiệm (trong đó có 15 năm công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và đồng thời là Giảng viên Bộ môn Da liễu – Trường Đại học Y Hà Nội).
Bác sĩ đã từng tiếp xúc với nhiều trường hợp bệnh nhân nấm da đầu; nấm móng tay; móng chân; nấm da chân;… và điều trị thành công; hiệu quả. Hiện Bác sĩ đã dừng công tác tại Bệnh viễn Da liễu Trung ương và chỉ có .
2. ThS.BS Hoàng Văn Tâm
Địa chỉ | Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Pema+: TT 03 khu liền kề; 609 Trương Định; Phường Thịnh Liệt; Quận Hoàng Mai; TP. Hà Nội |
Lịch khám |
|
là bác sĩ trẻ nhưng sở hữu vốn kiến thức chuyên môn vững vàng và hơn 10 năm kinh nghiệm. Bác sĩ đang đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như:
- Phó khoa điều trị nội trú ban ngày; Bệnh viện Da liễu Trung Ương
- Phó chủ tịch hội bác sĩ Da liễu trẻ Việt Nam.
Bạn đọc có thể thăm tại Phòng khám Da liễu Pema +; chi phí sẽ chỉ phát sinh khi tiến hành xét nghiệm chẩn đoán; điều trị;…
3. ThS.BS Nguyễn Thị Mai Dung
Địa chỉ | Phòng khám Da Liễu Hà Nội (Cơ sở Trần Đại Nghĩa): 83 Trần Đại Nghĩa; Hai Bà Trưng; Hà Nội |
Lịch khám | Cả tuần: 8h30 – 19h30 |
tốt nghiệp Thạc sĩ Da liễu tại Đại học Y Hà Nội và hiện là Giám đốc Phòng khám Da liễu Hà Nội. Dưới đây là quá trình công tác của ThS.BS Nguyễn Thị Mai Dung:
- Giám đốc Phòng khám Da liễu Hà Nội (2017 – nay)
- Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Hà (2015 – 2017)
- Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (2011 – 2015)
- Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình (2008 – 2011)
Bác sĩ có thế mạnh thăm khám các bệnh da liễu như bệnh viêm da; dị ứng da; nấm da (nấm da đầu; nấm da chân;…). cũng khá hợp lý là 150.000đ/ lượt.
Nếu có dấu hiệu nấm bàn chân nhưng chưa sắp xếp được thời gian đi khám; bệnh nhân nên thăm khám với các để được tư vấn tình trạng và định hướng phương pháp điều trị; tránh để bệnh nặng hơn.
Điều trị dứt điểm Nấm da chân tại nhà
Bên cạnh thăm khám với bác sĩ Da liễu; bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp điều trị nấm da chân tại nhà hiệu quả bằng các nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm như: muối tinh; lá trầu không; lá kim ngân;…
Bạn đọc tham khảo cụ thể trong video dưới đây:
- Thực hiện: VTC Now
- Thời lượng: 1 phút 04 giây
Cách phòng bệnh nấm da chân
Nấm da chân ảnh hưởng ít nhiều đến tâm sinh lý và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy; mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nấm da chân; đặc biệt là những người có nguy cơ nhiễm nấm da chân cao:
- Rửa chân hàng ngày và lau khô cẩn thận.
-
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn lau chân; giày; tất;…
-
Đeo tất làm bằng sợi bông hoặc len; và thay đổi chúng một hoặc hai lần một ngày; hoặc thường xuyên hơn nếu chúng bị ẩm ướt.
-
Tránh đi những đôi giày làm bằng vật liệu tổng hợp như cao su.
-
Hạn chế đi giày; nên đi dép càng nhiều càng tốt.
- Mang giày dép bảo vệ; kể cả đi dép khi vào trong phòng thay đồ tại những nơi công cộng
-
Để phòng tái phát nấm chân; nên bôi bột chống nấm vào chân và bên trong đôi giày của bạn mỗi ngày.
- Sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu khi có dấu hiệu nấm bàn chân.
Như vậy; trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh nấm da chân mà BookingCare muốn chia sẻ với bạn đọc. Bệnh nấm da chân là bệnh dễ gặp và cũng dễ tái phát; để phòng tránh bệnh hiệu quả; bạn đọc chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt; kết hợp việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cùng những lưu ý bên trên BookingCare có đề cập.