Mụn là tình trạng thường gặp, tác động đến nhiều người, nhất là người trẻ tuổi với các biểu hiện như mụn trắng, mụn đầu đen, mụn mủ hay những nốt cục dưới da. Có nhiều phương pháp điều trị, một trong số đó là trị mụn bằng laser, đây là phương pháp được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn do có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng mà kết quả cũng vô cũng khả quan.
Phương pháp trị thâm mụn bằng tia laser
Mụn là nỗi ám ảnh chung của nhiều người, nguyên nhân gây mụn chủ yếu do sự phối hợp của ba yếu tố là hiện tượng tạo chất sừng ở quanh phễu nang lông, hoạt động của vi trùng Propionibacterium acnes và sự tăng tiết bã từ các tuyến bã nhờn. Bên cạnh đó, các yếu tố gây mụn cũng có thể kể đến như dùng mỹ phẩm không phù hợp; khí hậu nóng ẩm; chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý; mặc quần áo, đội nón chặt, để tóc che phủ mặt; sử dụng các thuốc điều trị.
Phương pháp trị mụn bằng laser được tiến hành lần đầu vào năm 1980, tia laser được sử dụng là neodymium:yttrium-aluminum-garnet, có tác dụng làm nóng tế bào nền dưới da, mục đích là để ngăn cản quá trình tạo ra collagen. Các mô da bên trên được điều trị bị bong ra do đốt cháy, giúp kích thích sự phát triển của lớp da mới. Thế nhưng, sau khi điều trị 1 năm thì thâm mụn cũng trở lại.
Vào đầu những năm 90, phương pháp điều trị bằng laser được cải tiến thành phương pháp laser nhuộm màu dạng xung, chỉ nhắm đến các huyết sắc tố giúp cho lớp da bên trên không bị đốt cháy, có tác dụng loại bỏ các vết thâm tối màu và sẹo mụn. Sau đó, phương pháp đốt tia laser CO2 ra đời, có khả năng loại bỏ phần mô da thừa. Phương pháp này được thực hiện bằng công nghệ Laser Fractional CO2.
Cơ chế trị mụn bằng laser
Trị mụn bằng tia laser có nhiều loại khác nhau với những phương pháp và công nghệ khác nhau tùy vào mục đích và mức độ điều trị. Với trường hợp mụn nhẹ, có thể dùng tia laser hoặc ánh sáng có cường độ thấp, với trường hợp mụn nặng thì có thể dùng tia laser đỏ có bước sóng lớn để bắn phá. Cơ chế trị mụn của tia laser là dựa vào khả năng hấp thụ ánh sáng của vi khuẩn trong lỗ chân lông để hỗ trợ điều trị.
Nguyên nhân gây ra mụn là do sự tích tụ của bã nhờn trong lỗ chân lông, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium phát triển, bên trong những vi khuẩn này có chứa một loại hóa chất có tính cảm quang là porphorine. Chất cảm quang này có khả năng hấp thụ ánh sáng, khi tiếp xúc với ánh sáng vàng hoặc xanh sẽ phản ứng và giải phóng oxy. Trong khi đó, oxy có thể là chất độc với một số vi sinh vật, bao gồm cả propionibacterium.
Với trường hợp thâm mụn nặng, các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser có cường độ mạnh để làm tổn thương da. Mục đích là khi tổn thương, cơ thể sẽ tăng cường khả năng tiết ra collagen, đây là hóa chất có tác dụng tăng tính đàn hồi của da, giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Cuối cùng vùng da bị thâm mụn được phục hồi mà không để lại sẹo trong quá trình điều trị.
Một số loại ánh sáng laser dùng để điều trị mụn
Để điều trị mụn, các bác sĩ dùng rất nhiều loại laser vì không có loại ánh sáng nào có khả năng điều trị hết các loại mụn.Một số loại ánh sáng thường được sử dụng là:
- Ánh sáng xanh, ánh sáng đỏ: Có hiệu quả tốt trong điều trị mụn sẩn viêm nhưng hiệu quả kém với mụn đầu đen, mụn nốt, mụn đầu trắng.
- Ánh sáng hồng ngoại: Có hiệu quả tốt trong điều trị sẩn viêm, không hiệu quả với mụn nốt, mụn đầu đen, mụn đầu trắng
- Quang động liệu pháp: Phù hợp với trường hợp mụn nặng, nhân mụn có nốt nang
- Liệu pháp quang học khí hút: Kết hợp ánh sáng xung cường độ cao cùng máy hút giúp loại bỏ tế bào chết, dầu thừa cải thiện bít tắc lỗ chân lông. Thích hợp điều trị mụn đầu trắng, sẩn viêm, mụn đầu đen, không thể điều trị mụn nốt.
Trị mụn bằng laser có hiệu quả không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, có nhiều phương pháp và công nghệ trị mụn bằng tia laser khác nhau như dùng laser bước sóng 1320nm để trị mụn, giảm tiết bã nhờn, hỗ trợ trẻ hóa làn da và giúp thu nhỏ lỗ chân lông rất tốt; IPL/LED có tác dụng với các tuyến bã nhờn; Fractional CO2/PICO laser có tác dụng làm da sáng mịn, hỗ trợ điều trị thâm mụn.
Công nghệ ánh sáng/laser được chỉ định trong điều trị mụn với những trường hợp cần thiết hoặc dành cho những khách hàng không muốn sử dụng thuốc bôi trị mụn hoặc thuốc uống, trong trường hợp không có chống chỉ định tiếp cận ánh sáng/laser trị liệu. Mặc dù sau liệu trình điều trị mụn viêm bằng laser, kết quả mang lại rất tốt nhưng hiệu quả điều trị thường không kéo dài lâu. Lý do là khi các tia laser hủy các tuyến bã nhờn đang hoạt động, cũng không chắc là có thể phá hủy các tuyến bã nhờn khác hay không. Do đó, việc điều trị thanh toán hết mụn không thể chỉ được thực hiện bằng cách chiếu tia laser một hoặc hai lần.
Một thiết bị laser điều trị mụn có giá khoảng vài tỷ đồng, vì vậy chi phí điều trị mụn bằng laser thường khoảng 1 – vài triệu đồng/lần. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn phải thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/ngày tùy vào tình trạng sức khỏe làn da và điều kiện của bạn.
Như vậy, với thắc mắc trị mụn bằng laser có hiệu quả không thì câu trả lời là có, nhưng hiệu quả chỉ mang tính tức thời. Sau một vài năm, khi các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ trở lại, da bạn vẫn sẽ bị mụn thâm như trước. Đặc biệt, nếu bạn không thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, không chăm sóc da cẩn thận thì mụn sẽ trở lại càng nhanh.
Một số lưu ý khi điều áp dụng phương pháp trị mụn bằng laser
Khi trị mụn bằng laser, để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ưu điểm của phương pháp dùng laser trị mụn là không gây tác động tới nội tiết tố, hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên, phương pháp này lại tác động trực tiếp vào da, do đó sẽ để lại một số tác dụng phụ.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể bị nổi mẩn ngứa, cảm thấy đau rát, không thoải mái, nhất là những người có làn da nhạy cảm sẽ rất dễ bị kích ứng hoặc thậm chí còn xảy ra tình trạng bong tróc da
- Không áp dụng với những bệnh nhân có da nhạy cảm, bệnh nhân có viêm da dị ứng, viêm da do tia laser, tăng sắc tố sau viêm. Tốt nhất thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm để phân biệt được loại da của mình trước khi áp dụng phương pháp điều trị này.
- Sau khi áp dụng phương pháp này, da của bệnh nhân đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, do đó sau điều trị cần phải tuyệt đối tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong 30 giờ.
- Trong da, hắc sắc tố melanin cũng là một chất cảm quang mạnh, vì thế, sau quá trình điều trị, da của bạn có thể trở nên tối màu hơn
- Để ngăn ngừa mụn tái phát, bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt, chất béo, các món ăn được nêm nếm quá mặn. Những thức ăn này có thể gây tăng tiết hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt khoa học, hợp lý, không tự ý nặn mụn ở nhà, chọn các cơ sở điều trị uy tín để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Tóm lại, với thắc mắc trị mụn bằng laser có hiệu quả không thì câu trả là là có, đây là một trong những phương pháp trị mụn chi phí cao, mang lại hiệu quả tức thời sau quá trình điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả này không thể kéo dài do không loại bỏ được tận gốc nguyên nhân gây mụn, điều quan trọng nhất sau điều trị là bạn phải biết cách ngăn ngừa tái phát tốt nhất. Đặc biệt, trước khi quyết định có nên trị mụn bằng laser hay không, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa gia liễu, trao đổi với bác sĩ về tình trạng da của mình rồi mới điều trị.
Có thể bạn quan tâm: