Nổi mụn thịt trong miệng không đơn giản là do nhiệt miệng, viêm họng, nấm miệng mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh như u nang bạch tuyết, u xơ kích ứng, do nhiễm virus u nhú hay thậm chí là do ung thư khoang miệng. Nếu bạn đang bị nổi mụn thịt ở miệng mà chưa rõ nguyên nhân thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết này.
Nổi mụn thịt trong miệng là bị gì?
Mụn thịt không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn có thể xảy ra ở trẻ em. Một số nguyên nhân gây mụn thịt ở miệng có thể kể đến như:
Nổi mụn thịt trong miệng ở trẻ em
Ở trẻ em, mụn thịt thường không có những biểu hiện nghiêm trọng và thường lành tính. Khi bị mụn thịt, trong miệng trẻ sẽ xuất hiện những nốt mụn màu trắng và nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một vài trường hợp là do xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp mụn thịt trẻ em được phát hiện là bệnh Epstein Pearls.
Epstein Pearls còn gọi là bệnh hạt kê hay Milia, là một dạng bệnh hạt kê bẩm sinh. Tỉ lệ mắc bệnh Milia ở trẻ sơ sinh lên đến từ 40 đến 50%, thường xảy ra với trẻ sinh ra trễ hơn so với ngày dự sinh, trẻ có trọng lượng sơ sinh lớn và trẻ có người mẹ lớn tuổi. Epstein Pearls bắt đầu xuất hiện khi da miệng bị kẹt trong giai đoạn phát triển toàn diện của cơ thể. Và trong giai đoạn phát triển tiếp theo, vùng da này bị bao phủ bởi một loại protein có trong da được gọi là chất tạo sừng keratin. Các keratin này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của những nốt mụn thịt bên trong miệng cũng như những vùng da khác. Quá trình này thường diễn ra khi bé còn trong bụng mẹ và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Epstein Pearls điều là những u lành tính, không gây ra đau đớn và cũng không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, những u nang này có thể bị phá vỡ một cách tự nhiên khi có những cọ sát khi cho bú của người mẹ, cho bú bình, hoặc núm vú giả cũng có thể giúp phá vỡ các u nang này. Nhưng tuyệt đối không được tự ý làm vỡ các nốt mụn thịt vì nó cực kỳ gây hại, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu ở trẻ vì phần nướu răng và máu có liên kết trực tiếp với nhau.
Nổi mụn thịt trong miệng ở người lớn
Khác với mụn thịt ở trẻ em, ở người lớn mụn thịt xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau và thường có những biểu hiện nặng hơn. Hầu hết các trường hợp mụn thịt trong miệng ở người lớn thường là các khối u nang hình thành do tuyến nước bọt gây ra được gọi là các khối u tuyến nước bọt.
Một số nguyên nhân dẫn đến nổi mụn thịt trong miệng ở người lớn có thể kể đến như:
1. Nổi mụn thịt do u nang bạch huyết
U nang bạch huyết xuất hiện phổ biến ở đầu và cổ họng. Đây là tình trạng các nốt cứng và da hư phát triển ở các mô mềm của cơ thể. Đây là tình trọng ở miệng và cổ họng xuất hiện những nốt mụn thịt nhỏ, có màu trắng hoặc màu vàng, có kích thước lên đến 1cm hoặc có thể lớn hơn.
U nang bạch huyết không phải dấu hiệu của bệnh ung thư và không quá hiếm gặp hiện nay.
2. Nổi mụn thịt do u xơ kích ứng
U xơ kích ứng xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và trong đó có cả trong vùng miệng. Những nốt mụn thịt xuất hiện do u xơ kích ứng thường sẽ cùng màu với màu lưỡi hoặc có thể đậm hơn hoặc nhát hơn một chút. U xơ kích ứng không phải ung thư mà chỉ là một cụm mô nhỏ và có thể xuất hiện với những người có những chấn thương nhỏ trong vùng miệng như cắn phải các mô bên trong miệng hoặc sự cọ sát của thức ăn và răng môi. Phần lớn các trường hợp của u xơ kích ứng chỉ gây ra cảm giác khó chịu chứ không gây đau và gây nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, muốn loại bỏ u xơ kích ứng, người bệnh nên đến bệnh viện để loại bỏ chứ không nên tự ý xử lý vì có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt.
3. Nổi mụn thịt do nhiễm virus u nhú ở người
HPV (Human papilloma virus) là một loại gây u nhú ở người và có thể lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các hoạt động tình dục liên quan đến miệng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cổ họng và miệng. Loại virus này gây ra một số loại u nhú khá giống với các nốt mụn thịt. HPV thường cũng sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng mà chỉ khiến cho người bị cảm thấy khó chịu, có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, tăng nguy cơ dẫn đến ung thư miệng. Vì vậy nếu phát hiện nhiễm HPV, người bệnh nên đi kiểm tra và lựa chọn biện pháp chữa trị hợp lý để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.
Ngoài ra, nổi mụn thịt ở người lớn còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như:
- Người bị tổn thương ở niêm mạc miệng. Đây là hệ quả của việc không chăm sóc răng đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Những vi khuẩn này khi tích tụ một lượng đủ lớn sẽ gây tắc nghẽn tuyến nước bọt và gây ra nổi mụn thịt trong miệng.
- Tuyến nước bọt bị chấn thương, viêm nhiễm và bị sưng do các vết rách gây nên dẫn đến việc hình thành các nốt mụn thịt trong miệng.
- Quá trình hình thành nên các nốt mụn nhọt do bị nhiễm trùng dưới những tác động của những tổn thương miệng như xỏ khuyên ở miệng.
- Nổi mụn thịt do ung thư khoang miệng do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi các triệu chứng khó nuốt, khó nhai, màu sắc da trong khoang miệng thay đổi, nổi mụn thịt ở miệng, môi, dưới lưỡi….
Nổi mụn thịt trong miệng có nguy hiểm không?
Nhìn chung, nổi mụn thịt trong miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Thường gặp là do nấm miệng hoặc viêm họng hạt. Khi bị nấm miệng, các mụn nhỏ thường nổi thành mảng trắng, gây đau nhức, khô rát, khó chịu. Còn khi bị viêm họng hạt, vùng niêm mạc họng sẽ xuất hiện các hạt sưng to, kèm theo cảm giác khó nuốt, ngứa, vướng ở cổ họng. Ngoài ra, khi bị viêm họng hạt, người bệnh thường cảm giác đau khi ăn, họng bị kích thích dẫn đến sự xuất hiện của các cơn ho khan khó chịu.
Nổi mụn thịt ở miệng sẽ là dấu hiệu nguy hiểm, đáng lo ngại nếu kèm theo nhiều triệu chứng khác. Đáng chú ý hơn là tình trạng nổi mụn thịt do virus HPV hoặc do ung thư khoang miệng gây ra. Nổi mụn thịt do virus HPV còn được gọi là bệnh sùi mào gà. Các nốt mụn của bệnh có thể lan rộng, nếu không được điều trị sẽ tiết dịch mủ có mùi hôi, gây trở ngại trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm không đe doạ tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Nổi mụn thịt ở miệng cũng có thể xuất hiện do ung thư khoang miệng. Các mụn thịt có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào của khoang miệng như môi, vùng dưới lưỡi, vòng họng, 2/3 phía sau lưỡi, các mô miệng trong môi, lợi… Thường đi kèm các triệu chứng như khó nhai, khó nuốt, màu sắc da trong khoang miệng thay đổi, loét miệng, nổi mụn trên 2 tuần hoặc tái đi tái lại nhiều lần, tăng tiết nước bọt… Ung thư khoang miệng là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng có thể được chữa khỏi nếu sớm phát hiện và điều trị.
Bị nổi mụn thịt khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Mặc dù mụn thịt thường không gây nguy hiểm và thường lành tính nhưng người bệnh vẫn nên thăm khám bác sĩ để có thể được chẩn đoán về tình trạng bệnh và có những phương pháp điều trị hợp lí để tránh những ảnh hưởng sau này. Đặc biệt người bệnh nên đến bệnh viện nhanh chóng nếu gặp một số tình trạng sau:
- Cân nặng đột nhiên sụt giảm không rõ lý do
- Gặp khó khăn khi muốn cử động miệng, hàm hoặc lưỡi
- Cổ họng bị đau hoặc co thắt
- Tình trạng cổ họng khó khai nuốt
- Tình trạng cổ họng bị tê hoặc mất cảm giác
- Đau nghiêm trọng ở vùng miệng
- Bên trong miệng xuất hiện những vết thương hở kéo dài không khỏi
- Bên trong vùng miệng xuất hiện những mảng da màu trắng hoặc màu đỏ
- Kết cấu, màu sắc hoặc kích thước của mụn thịt có sự thay đổi
- Thay đổi giọng nói
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Nổi mụn thịt ở miệng thường được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
- Siêu âm: Là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để giúp hiển thị hình ảnh tình trạng bên trong khối u qua màn hình máy tính.
- Sinh thiết: Là phương pháp lấy một mẫu tế bào của nốt mụn thịt để kiểm tra ở phòng nghiệm. Phương pháp này tương đối phức tạp nên thường chỉ được thực hiện khi trước đó đã làm các xét nghiệm đơn giản khác nhưng chưa có kết quả chính xác về bệnh
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Là phương pháp sử dụng một loại tia X quét lên một lát cắt ngang ở nhiều góc độ khác nhau rồi sau đó được xử lý kết hợp với máy vi tính để cho ra những hình ảnh 2 chiều 3 chiều giúp bác sĩ có những hình ảnh chi tiết về nốt mụn thịt.
Đa số các trường hợp bị mụn thịt ở miệng có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Thế nhưng cũng có những trường hợp không chăm sóc đúng cách, dẫn đến các nốt mụn phát triển lớn, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh. Một số phương pháp hỗ trợ khắc phục tình trạng nổi mụn thịt ở miệng có thể kể đến như:
1. Đối với người trưởng thành
Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu tình trạng nổi mụn thịt không kèm theo triệu chứng bất thường, người bệnh có thể:
Áp dụng cách điều trị tại nhà
Điều trị mụn thịt tại nhà chỉ áp dụng với trường hợp nhẹ, mới khởi phát, một số phương pháp được áp dụng là:
- Sử dụng nước cốt chanh: Nhờ vào tính sát trùng cao của nước cốt chanh mà người bệnh có thể sử dụng nó để thoa lên các nốt mụn thịt có thể giúp làm giảm tình trạng của mụn thịt rất tốt.
- Sử dụng giấm táo: Cũng giống như nước cốt chanh, giấm táo cũng có tính sát trùng cao và có khả năng chống lại các loại vi khuẩn và các tạp chất gây hại nên được sử dụng như một cách hữu hiệu giúp giảm trình trạng của mụn thịt bằng cách sử dụng tăm bông để thấm giấm táo sau đó thoa lên nốt mụn thịt.
- Sử dụng tinh dầu tràm: Vì tinh dầu tràm chứa một lượng lớn các chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên sẽ giúp làm dịu và rụng những nốt mụn. Sử dụng tinh dầu tràm bằng cách cho tinh dầu tràm thấm vào tăm bông và thoa lên những nốt mụn thịt, cần thực hiện điều đặn 2 lần/ngày. Chỉ áp dụng cho trường hợp mụn thịt ở ngoài miệng, không dùng dầu tràm trong niêm mạc miệng, lưỡi, vùng da nhạy cảm quanh mắt vì dầu tràm không được uống, có thể gây ngộ độc.
- Sử dụng dầu kinh giới: Dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn và giúp kháng viêm. Sử dụng dầu kinh giới bằng cách hòa trộn giữa dầu kinh giới với đầu dừa với tỉ lệ 1:2 và thoa lên nốt mụn thịt một cách điều đặn 3 lần/ ngày. Tuyệt đối không dùng tinh dầu kinh giới đường miệng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Ngoài ra để giúp tình trạng mụn thịt trở nặng thì người bệnh cũng cần phải chú ý :
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm cay, những thực phẩm có tính axit
- Chú ý uống nhiều nước
- Khi súc miệng cần chú ý, không nên sử dụng những loại nước súc miệng có cồn mà có thể thay bằng nước muối hoặc baking soda
Điều trị bằng biện pháp công nghệ cao
Những biện pháp giúp điều làm giảm tình trạng mụn thịt tại nhà sẽ chỉ được áp dụng cho những trường hợp nhẹ. Nếu tình trạng mụn thịt trở nên năng hơn như tình trạng những nốt mụn trở nên to hơn, không tự rụng và đã tồn tại lâu ngày hoặc biệt biệt là mụn thịt do sùi mào gà thì cần phải áp dụng đến các biện pháp công nghệ cao bằng các biện pháp kĩ thuật kết hợp với kháng sinh. Một số biện pháp kĩ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có đốt điện, sử dụng laser, ALA – DTL,…Các biện pháp này điều có ưu điểm là đem lại hiệu quả cao và được thực hiện một cách nhanh chóng, không gây biến chứng. Tuy nhiên đi đôi với nó là những hạn chế về chi phí, sau khi thực hiện cần được chăm sóc kĩ càng nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng và khả năng tái phát cao.
Chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng
- Duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần
- Thỉnh thoảng nên thăm khám bác sĩ nha khoa ít nhất 2 lần mỗi năm
- Không sử dụng các đồ uống có cồn đặc biệt là rượu
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng nướu răng
- Hạn chế những loại đồ ăn vặt dễ gây sâu răng, đặc biệt là đường
- Người dưới 26 tuổi có thể thực hiện tiêm chủng virus HPV giúp phòng tránh những bệnh lý có liên quan
2. Đối với trẻ em
Ở trẻ em, mụn thịt thường lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu bé có những triệu chứng đau và khó chịu thì nên đưa bé đến bệnh viện để nhanh chóng được chẩn đoán và có biện pháp điều trị đúng cách và phù hợp.
Lời khuyên cho người bị mụn thịt ở miệng
Mụn thịt ở miệng xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Do đó, để có biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra các nốt mụn thịt ở miệng của mình. Nếu các nốt mụn thịt xuất hiện ngày càng nhiều, kèm theo các triệu chứng khó chịu, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là thói quen vệ sinh răng miệng, cần vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng nhất có thể để tránh khiến các nốt mụn vỡ ra dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân nhất là các vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, đồ trong, khăn tắm
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng, nên ưu tiên ăn nhiều rau xanh trái cây, thực phẩm có tính mát nhưng vẫn đảm bảo đa dạng chế độ dinh dưỡng. Tuyệt đối không ăn thức ăn cay nóng, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ…
- Ngoài ra, cần chú ý quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ bằng miệng vì dễ lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho miệng.
- Nên chú ý chăm sóc cơ thể, thường xuyên vận động, tránh thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc khi nổi mụn thịt trong miệng có thể bạn chưa biết. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có cách xử lý phù hợp đồng thời chú ý hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: