là hợp chất hữu cơ cần thiết đối với cơ thể. Vi chất này tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tươi và cũng được điều chế thành các dạng thuốc uống. Bổ sung vitamin C quá liều có thể gây ra ra những hậu quả nghiêm trọng như: gây bệnh viêm loét dạ dày, sỏi thận, tiêu chảy,…
Vitamin C là gì?
Vitamin C là một loại hợp chất hữu cơ có tên khoa học là Axit Ascorbic. Đây là một loại vi chất tồn tại nhiều trong tự nhiên. Vitamin C tồn tại với một hàm lượng cao trong cơ thể của một số loài thực vật, một số loại thực phẩm như: trái cam, trái quýt, của khoai tây, quả cà chua, trái kiwi, giá đỗ, rau dền, rau mồng tơi,…
Vitamin C là một loại vi chất quan trọng đối với cơ thể con người, giúp nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động bền vững.
Tuy nhiên, cơ thể người không tự sản sinh ra vitamin C mà cần phải thu nạp từ bên ngoài và tổng hợp, chuyển hóa. Con người có thể hấp thụ vitamin C qua đường ăn uống, bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C.
Tuy nhiên, vitamin C không chỉ tồn tại ở dạng tự nhiên. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, các nhà khoa học đã có thể điều chế và sản xuất vitamin C ở dạng thuốc uống.
Ở những trường hợp bệnh nhân thiếu hụt vitamin C, cần bổ sung vitamin C, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc. Các loại thuốc vitamin C ngày nay rất đa dạng, đa chủng loại.
Về dạng bào chế, thuốc bổ sung vitamin C có những dạng chính như: dung dịch, viên uống, viên sủi, viên ngậm,…
Mỗi sản phẩm thuốc bổ sung vitamin C sẽ mang nhiều nhãn hiệu, tên biệt dược khác nhau. Một số loại thuốc bổ sung vitamin C cho cơ thể phổ biến hiện nay là: B-Complex with Vitamin C, Vitamin C, Myvita, Ossizan C,…
Thành phần chính trong những sản phẩm này là Axit Ascorbic ở dạng đã điều chế. Tuy nhiên, hàm lượng của chất Axit Ascorbic ở mỗi loại thuốc là khác nhau.
Tác dụng của vitamin C đối với sức khỏe
1. Tác dụng sinh lý
Đối với cơ thể sinh học, vitamin C là vi chất quan trọng, mang những chức năng sau đây:
- Vitamin C là thành phần chính trong quá trình sản xuất ra collagen. Đây là một loại protein đóng vai trò liên kết các mô như sụn, khớp, dây chằng,… trong cơ thể. Từ đó, vitamin C còn kích thích làm lành vết thương trong cơ thể.
- Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất các kháng thể của hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa cảm cúm, đẩy lùi cảm cúm;
- Vitamin C phối hợp với một số enzym khác trong cơ thể, hỗ trợ vitamin E trong vai trò chống oxy hóa.
2. Tác dụng làm đẹp
Từ một hợp chất đóng vai trò quan trọng, thậm chí có thể nói là “không thể thiếu” trong cơ thể con người, vitamin C có tác dụng làm đẹp, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
- Giúp răng nướu chắc khỏe;
- Tăng cường hệ miễn dịch;
- Ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây hại đến tim mạch, gây bệnh ung thư,…;
- Ngăn ngừa hoặc làm giảm các vết bầm trên da;
- Cải thiện sức khỏe mắt, phòng ngừa một số bệnh lý về mắt như: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể;
- Cải thiện da, tạo ra một lượng Collagen cho cơ thể, giúp da săn chắc, đàn hồi;
- Giúp da trắng sáng, giảm mụn viêm, cải thiện sẹo thâm;
- Giúp tóc mượt mà, săn chắc, không dễ bị rụng;
- Giúp móng không bị khô sần;
- Giúp xương khớp khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe xương khớp ở người cao tuổi;
- Giúp tăng chất lượng tinh trùng, kích thích sản xuất tinh trùng tốt hơn ở nam giới.
Tác dụng phụ của vitamin C
Không thể phủ nhận tác dụng và chức năng của vitamin C đối với cơ thể người. Tuy nhiên, vitamin C cũng có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ nếu tiêu thụ vượt quá mức cơ thể cần.
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải nếu sử dụng vitamin C vượt quá ngưỡng cơ thể cần:
- Gây viêm loét dạ dày và tá tràng;
- Gây sỏi thận;
- Có thể gây khó khăn trong quá trình đông máu;
- Gặp phải tình trạng tiêu chảy nếu dùng quá liều;
- Ở thai phụ, dùng vitamin C quá liều sẽ khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh Scorbut.
Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không?
Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn có thể phải đối diện với những bệnh lý hoặc những triệu chứng bất thường như:
- Mệt mỏi;
- Đau khớp;
- Cấu trúc da, móng, tóc bị thay đổi, dẫn đến da dẻ bị chùng, nhăn nheo, tóc dễ rụng, móng tay và chân thô ráp;
- Sưng nướu, sưng lợi;
- Vết thương lâu lành;
- Cảm cúm lâu hồi phục;
- Có khả năng mắc ung thư, vì các gốc tự do phá hoại cơ thể mà không được kìm hãm;
- Hen mạn tính;
- Một số bệnh lý tim mạch như: suy tim, thoát mạch, yếu thành mạch,…;
- Thiếu máu.
Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều vitamin C cho cơ thể, bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vậy, cần cần phải bổ sung vitamin C với liều lượng như thế nào, có thể dùng hàng ngày được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta luôn cần phải bổ sung vitamin C hàng ngày. Tuy nhiên, không nên dùng một cách tùy ý mà cần phải dùng với liều lượng vừa đủ. Có hai cách để bổ sung vitamin C cho cơ thể đó là ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và dùng thuốc chứa vitamin C.
Đối với trường hợp dùng thuốc, người dùng không nên lạm dụng vitamin C. Ở những độ tuổi khác nhau, liều uống vitamin C sẽ có sự khác biệt:
- Người từ 4 đến 18 tuổi, liều dùng thích hợp nằm trong ngưỡng từ 30mg đến 40mg/ngày.
- Người dùng đã trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), liều dùng thích hợp là 45mg/ngày.
- Trường hợp phụ nữ đang mang thai, lượng dùng thích hợp là 55mg/ngày;
- Phụ nữ đang cho con bú, lượng bổ sung vitamin C là 70mg/ngày.
Bên cạnh đó, người dùng có thể chọn cách bổ sung vitamin C bằng phương pháp tự nhiên như ăn cà chua, khoai tây, rau xanh, cam, bưởi, quýt,… để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Một số điều cần lưu ý khi dùng vitamin C
Khi dùng các loại thuốc bổ sung vitamin C cho cơ thể, người dùng nên lưu ý một số điều sau:
- Trước khi sử dụng bất kỳ nhãn thuốc nào, cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý dùng vitamin C, nhất là tránh tự ý cho trẻ nhỏ dùng vitamin C vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu dùng không đúng liều;
- Dùng vitamin C lâu ngày, lạm dụng thuốc có thể gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, dễ dẫn đến những bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa và thận;
- Không nên phối hợp dùng vitamin C với sữa tươi, bia, rượu, cà phê;
- Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí quá lâu, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì vitamin C sẽ dễ bị bay hơi, giảm tác dụng;
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C và để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;
- Khi thuốc đã quá hạn dùng hoặc có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng, người dùng không nên tiếp tục dùng thuốc;
- Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi có ý định phối hợp dùng vitamin C với bất kỳ loại thuốc nào;
- Trong quá trình dùng các loại thuốc bổ sung vitamin C, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng lạ, cần khai báo với bác sĩ chuyên khoa.
Tóm lại, vitamin C là một chất hữu cơ quan trọng đối với sức khỏe con người, giúp tham gia vào quá trình sản sinh collagen, liên kết các mô trong cơ thể, tạo ra chất chống oxy hóa và tạo ra các kháng thể chống bệnh tật. Vitamin C có nhiều trong trái cây tươi, rau xanh,… Ngày nay, vitamin C đã được điều chế, tổng hợp trong các loại thuốc uống, thuốc tiêm,… Tuy nhiên, dùng vitamin C hàng ngày, dùng với liều lượng lớn là điều nguy hiểm. Người dùng tránh lạm dụng thuốc và chỉ dùng đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định. Một số tác hại của việc lạm dụng vitamin C dài ngày là: tiêu chảy, viêm loét dạ dày, sỏi thận,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo!