Mụn trứng cá mọc trên mặt luôn gây khó chịu, đặc biệt là mụn bọc mọc ở cằm và miệng. Hai vị trí này chịu tác động di chuyển của hàm khi nói và ăn uống, nên mụn bọc cũng đau nhức hơn so với các vị trí khác. Chính vì thế, nhiều người rơi vào trường hợp này luôn muốn tìm ra giải pháp điều trị nhanh chóng, để da mặt sớm trở lại bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc mọc ở cằm và miệng
Cằm và vùng quanh miệng là vị trí thường hay xuất hiện nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Vệ sinh da không sạch sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập hình thành nên mụn. Dưới tác động của môi trường khói bụi, các vật dụng hàng ngày tiếp xúc trực tiếp lên da như điện thoại, gối chăn,…đều chứa rất nhiều vi khuẩn. Chính vì thế, nếu không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ trong lỗ chân lông, lâu dần sẽ hình thành viêm, làm xuất hiện mụn bọc có mủ gây đau rát.
- Mặc khác, phần cằm và miệng mọc mụn thường báo hiệu cơ thể bị rối loạn nội tiết, thường gặp ở nữ giới. Một số giai đoạn thường xuất hiện mụn bọc ở hai vị trí này như ở độ tuổi dậy thì, khi mang thai, hành kinh hay với phụ nữ sắp bước vào thời kỳ mãn kinh. Lúc này cơ thể sẽ có sự thay đổi hoocmon, da tiết nhiều chất nhờn hơn, tạo điều kiện cho mụn bọc phát triển.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da cũng là nguyên nhân gây nên mụn ở cằm và quanh miệng. Việc lạm dụng các loại dưỡng da, sản phẩm làm đẹp không đảm bảo chất lượng khiến da nhanh xuống cấp. Chính vì thế, vi khuẩn có điều kiện gây hại cho da, hình thành mụn ẩn, mụn sưng viêm, đặc biệt là mụn bọc đau nhức.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là tác nhân gây nên mụn. Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt và nước uống có ga là một ví dụ điển hình cho lối sống không khoa học. Ngoài ra, việc ngủ nghỉ không phù hợp khiến da mặt trở nên tệ hơn bao giờ hết. Do đó, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của da.
Tác hại của mụn bọc mọc ở cằm và miệng
Bên cạnh việc gây ra đau nhức, khi mụn bọc mọc ở cằm và miệng không được điều trị có thể lây lan ra các vùng khác. Việc ăn uống, giao tiếp cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến người có công việc phải giao tiếp với khách hàng, đối ngoại,… Mụn bọc ở cằm và miệng khiến họ thiếu tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp.
Không những thế, mụn bọc còn có khả năng gây ra chứng trầm cảm, thất vọng và lo âu ở nhiều người. Điều này khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Mụn bọc không được điều trị đúng cách có thể để lại thâm sẹo khó chữa trên da, làm tăng sự tự ti.
Cách trị mụn bọc mọc ở cằm và miệng
Từ những tác hại của mụn bọc khi mọc ở cằm và miệng, bạn nên chữa trị sớm để không mắc phải những hệ quả đáng tiếc như trên. Có nhiều cách để trị mụn bọc như sử dụng các loại thuốc, áp dụng công nghệ vào điều trị hoặc sử dụng liệu pháp thiên nhiên,…Khi thấy mụn bọc mọc ở cằm và miệng bạn nên thực hiện những cách sau:
1. Chủ động đến thăm khám bác sĩ
Việc đầu tiên bạn nên làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy mụn bọc mọc nhiều ở vùng cằm và miệng. Sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể về tình trạng da mặt của bạn, để có những biện pháp điều trị chính xác, phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
Bởi vì mỗi người có loại da khác nhau, cũng như đặc điểm cơ địa không giống nhau do đó việc thăm khám là rất cần thiết.
2. Vệ sinh da mặt thường xuyên, đúng cách
Trong quá trình bị mụn bọc ở cằm và miệng, rửa mặt đúng cách sẽ giúp bạn làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên bề mặt da, giúp vi khuẩn không có khả năng sinh sôi, hạn chế tình trạng viêm biến chứng thêm. Bạn nên đặt việc vệ sinh da sạch sẽ là yếu tố hàng đầu. Bởi vì chỉ khi da mặt được thông thoáng, việc điều trị mới diễn ra thuận lợi, giúp làn da khỏe mạnh.
Vào mỗi cuối ngày, bạn nên có bước tẩy trang để loại bỏ những tạp chất còn đọng lại trên da, giúp làm sạch lỗ chân lông. Kết hợp tẩy da chết 1 – 2 lần/ tuần, sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với da để loại bỏ tình trạng mụn sưng viêm, đau rát.
3. Sử dụng sản phẩm chuyên trị mụn bọc để bôi
Trên thị trường có nhiều sản phẩm bôi da điều trị mụn trứng cá nói chung và mụn bọc ở cằm và miệng nói riêng. Bạn dựa vào quá trình chẩn đoán, thăm khám bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho da. Đây là cách nhanh nhất để giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức rất hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này có thể tốn nhiều chi phí, đồng thời còn dựa vào cơ địa của từng người mà sản phẩm sẽ có tác dụng khác nhau.
4. Dùng nguyên liệu tự nhiên trị mụn bọc mọc ở cằm và miệng
Dưới đây giới thiệu đến bạn một số cách chữa mụn bọc ở cằm và miệng đơn giản, giúp bạn tiết kiệm chi phí:
Sử dụng đá lạnh làm xẹp mụn bọc ở cằm và miệng:
Đá lạnh có tác dụng làm xẹp nhanh mụn bọc và giảm sưng đỏ nhờ vào nhiệt độ thấp. Đồng thời, nó cũng giúp se lỗ chân lông, giảm mức độ sưng tấy của mụn bọc. Đây là cách nhanh chóng nhưng hiệu quả cũng rất tốt.
Cách thực hiện:
- Dùng khăn bông sạch bọc 2 – 3 viên đá vào trong.
- Rửa sạch mặt, sau đó chườm nhẹ nhàng khăn lên các nốt mụn đến khi đá tan hết.
- Sử dụng cách này hàng ngày trước khi đi ngủ để mụn xẹp nhanh hơn.
Lưu ý: Nước đông đá nên sử dụng nước lọc sạch, không lẫn tạp chất để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Cách này chỉ làm xẹp mụn, không có tác dụng điều trị tận gốc. Bạn nên kết hợp các biện pháp bổ trợ khác để mụn nhanh lành, không để lại sẹo trên da.
Dùng nghệ chữa mụn bọc ở cằm và miệng:
Nghệ là nguyên liệu trị mụn được sử dụng nhiều. Nó giúp kháng viêm tại chỗ, chống khuẩn và làm sạch da, giảm mụn viêm đáng kể. Bên cạnh đó, nghệ còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo sau mụn.
Cách thực hiện:
- Nghệ rửa sạch, gọt vỏ rồi xay nhuyễn (nghiền nát).
- Rửa mặt sạch với nước, lau khô bằng khăn bông mềm.
- Sau đó đắp bã nghệ lên vùng mụn bọc ở cằm và miệng, để yên 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Sử dụng 3 – 4 lần mỗi tuần để trị mụn nhanh chóng.
Lưu ý: Vì sử dụng nghệ tươi nên da sẽ bị bám mảng vàng lâu hơn so với dùng tinh bột nghệ. Do đó, bạn có thể dùng sữa rửa mặt hoặc dầu oliu để rửa lại.
Chữa mụn bọc ở cằm và miệng bằng mật ong:
Mật ong có tác dụng chống oxy hóa tốt, hỗ trợ kháng viêm, chống sự lây lan của vi khuẩn gây hại. Chính nhờ đó, tình trạng mụn bọc sưng viêm sẽ được cải thiện an toàn, nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng mật ong còn giúp da chống lại quá trình lão hóa sớm, cung cấp độ ẩm giúp da mềm mịn.
Cách thực hiện:
- Trộn một ít mật ong và vài giọt nước cốt chanh vào nhau.
- Rửa mặt với nước sạch, sau đó thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.
- Thoa hỗn hợp chuẩn bị lên những nốt mụn, để kho 20 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch.
- Đều đặn áp dụng 2 – 3 lần hàng tuần để chữa trị mụn hiệu quả hơn.
Lưu ý: Đối với những bạn có da nhạy cảm, chỉ cần sử dụng mật ong không cần thêm nước cốt chanh.
Nha đam trị mụn bọc ở cằm và miệng:
Nha đam là nguyên liệu trị mụn và phục hồi da được sử dụng khá phổ biến. Gel nha đam giúp vết thương do mụn bọc nhanh lành, đồng thời quét sạch bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông, cung cấp vitamin và các khoáng chất giúp da luôn mềm mượt.
Cách thực hiện:
- Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ xanh, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết phần dịch vàng.
- Sau đó đem nghiền hoặc xay nhuyễn.
- Rửa mặt sạch, thoa gel nha đam lên các nốt mụn bọc hoặc toàn mặt.
- Thư giãn trong 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện 3 – 4 lần tuần nhân mụn bọc sẽ được gôm khô, không gây đau nhức khó chịu nữa.
Trị mụn bọc ở cằm và miệng bằng tỏi:
Tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm. Nhờ đó, sử dụng tỏi có thể giúp trị mụn bọc hiệu quả nhưng cũng rất an toàn. Nguyên liệu này giúp loại sạch nhanh chóng bã nhờn dư thừa, vi khuẩn tích tự dưới da, giảm tình trạng sưng viêm của mụn. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp lưu thông máu huyết, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp bạn sớm lấy lại làn da mịn màng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 2 – 3 tép tỏi, bóc sạch vỏ, rửa sạch sau đó giã nhuyễn chắt lấy nước cốt.
- Pha thêm một vài giọt nước để giảm tính nóng của tỏi.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị, thấm khô bằng khăn bông.
- Dùng tăm bông chấm nước cốt tỏi rồi thoa lên các nốt mụn ở cằm và miệng.
- Sau 10 phút bạn rửa mặt lại với nước sạch.
- Sử dụng 2 – 3 lần/ tuần, khi thoa có hiện tượng rát nhẹ, sau một thời gian mụn sẽ khô lại nhanh, không còn đau nhức nữa.
Dùng chuối để trị mụn bọc ở cằm và miệng:
Không chỉ tốt cho sức khỏe, chuối còn là nguyên liệu trị mụn “thần thánh”. Chất chống oxy hóa, kết hợp với các vitamin, khoáng chất có trong chuối giúp chống viêm và giảm sưng do mụn bọc gây ra. Đồng thời, nó còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe từ sâu bên trong.
Cách thực hiện:
- Lột vỏ ½ quả chuối, băm nhuyễn bằng thìa.
- Rửa sạch mặt, lau khô bằng khăn bông sạch.
- Đắp chuối đã được băm nhuyễn lên vị trí mụn bọc, có thể dùng cho toàn mặt nếu bạn thích.
- Thư giãn 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước sạch.
- Để hiệu quả trị mụn cao bạn áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ tuần, mụn bọc không những xẹp mà da mặt còn mịn màng lên trông thấy.
Cà rốt trị mụn bọc ở cằm và miệng:
Cà rốt có nhiều vitamin C giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Vì thế, bạn có thể sử dụng cà rốt để giảm mụn bọc ở cằm và miệng ngay tại nhà. Song song đó, vitamin A có trong cà rốt còn giúp da chống lão hóa, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Cách thực hiện:
- Cà rốt rửa sạch, bỏ cuống, sau đó đem xay nhuyễn chắt lấy nước.
- Làm sạch da mặt bằng tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm còn đọng lại trên da.
- Rửa mặt với phấn nước cà rốt đã ép, kết hợp với massage nhẹ nhàng vòng tròn 1- 2 phút.
- Sau đó bạn để yên mặt trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Bạn có thể áp dụng biện pháp này hàng ngày để mụn bọc nhanh chóng được cải thiện hơn.
Một số lưu ý khi bị mụn bọc ở cằm và miệng
Giống như khi chữa trị các vấn đề về da khác, chữa mụn bọc, đặc biệt là ở cằm và miệng cũng có một số lưu ý sau:
- Không nên tự ý nặn mụn khi mụn chỉ mới xuất hiện mủ trắng, nhân mụn chưa khô dễ làm ảnh hưởng đến tế bào xung quanh, làm cho mụn lây lan nhanh chóng.
- Các phương pháp điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên nên kiên trì áp dụng nếu muốn đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, cần kết hợp với điều trị bằng thuốc đặc trị hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ với tình trạng mụn nặng.
- Giữ vệ sinh da mặt, không sờ tay lên mặt và chạm vào các nốt mụn để tránh làm nhiễm khuẩn, khiến các nốt mụn lâu lành, nguy hiểm hơn là để lại sẹo không chữa được.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thường xuyên vệ sinh dụng cụ trang điểm để tránh vi khuẩn ẩn nấp gây hại cho da.
- Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, cải thiện sức khỏe từ bên trong là góp phần ngăn chặn sự hình thành mụn. Uống nhiều nước để tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, thanh lọc làn da.
- Sử dụng kem chống nắng và có biện pháp che chắn khi đi ra đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Trên đây là những thông tin về mụn bọc ở cằm và miệng, cũng như cách điều trị, hy vọng đã giúp ích được cho bạn. Bên cạnh đó, bạn nên theo dõi tình trạng mụn mỗi ngày, nếu thấy không cải thiện hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn để có hướng giải quyết phù hợp và nhanh chóng hơn.
Tham khảo thêm: