Phòng Khám Da Liễu tại TP.HCM Thẩm mỹ Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng – Bạn nên đi khám ngay!

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng – Bạn nên đi khám ngay!

Sau khi nâng, mũi vẫn còn sưng đau, khó chịu là điều bình thường, thế nhưng sau 2 tháng mà tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thậm chí còn nghiêm trọng hơn thì bạn nhất định không được chủ quan. Đây là dấu hiệu bất thường cho thấy chiếc mũi của bạn đang gặp vấn đề, do đó bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp. 

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng, nguyên nhân do đâu?

Sau khi bạn sẽ xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím đau nhức, theo của Viện Thẩm mỹ Dr.Duy tại TP.HCM, đây là hiện tượng bình thường, bạn chỉ cần dùng thuốc và chăm sóc cẩn thận theo chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ là dáng mũi sẽ trở lại bình thường và đẹp như mong muốn sau 7 – 20 ngày. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài, dịch mũi chảy ra nhiều, nâng mũi 2 tháng vẫn sưng thì đây thật sự là một dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động thăm khám trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Sau khi nâng mũi 2 tháng vẫn sưng là một dấu hiệu bất thường bạn không nên bỏ quaSau khi nâng mũi 2 tháng vẫn sưng là một dấu hiệu bất thường bạn không nên bỏ qua
Sau khi nâng mũi 2 tháng vẫn sưng là một dấu hiệu bất thường bạn không nên bỏ qua

Cũng theo bác sĩ Lê Trần Duy, tình trạng mũi vẫn còn sưng sau 2 tháng có thể xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Cụ thể:

Nguyên nhân khách quan khiến mũi vẫn sưng sau 2 tháng

Một số nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng nâng mũi 2 tháng vẫn sưng của bạn thường xuất phát từ quá trình nâng mũi, có thể kể đến như:

  • Phòng mổ không vô trùng
  • Dụng cụ nâng mũi không được sát trùng cẩn thận
  • Chất liệu sụn kém chất lượng hoặc nhiễm bẩn
  • Quá trình hút dịch mũi 2 ngày đầu tiên không cẩn thận khiến dịch mũi còn tồn đọng nhiều
  • Bác sĩ thẩm mỹ tay nghề không cao hoặc không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.

Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị sau nâng mũi 2 tháng mà vẫn sưng, thậm chí còn bị nhiễm trùng nghiêm trọng, hư mũi sau khi phẫu thuật nâng mũi. Tình trạng này xuất phát từ việc bạn lựa chọn cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, không có giấy phép hành nghề, không được trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng không cao… Những yếu tố này chính là nguyên nhân khiến quy trình phẫu thuật không đảm bảo, gây ra các rủi ro đáng tiếc cho người thẩm mỹ. 

Nguyên nhân chủ quan

Đa số các trường hợp sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng không phải do cơ sở thẩm mỹ mà xuất phát từ chính bản thân bạn. Có thể do:

Do cơ địa của người nâng mũi

Một số trường hợp khi da mũi dày, lỗ chân lông to, da nhiều nhờn hay đầu chóp mũi to thì thời gian mũi bị sưng có thể kéo dài rất lâu, thậm chí có người bị sưng cứng đến hơn 3 tháng. Ngoài ra, những người có cơ địa dữ cũng có thời gian hồi phục các tổn thương kém hơn người có cơ địa lành. Ở những đối tượng này, do cơ địa nhạy cảm hoặc do mắc bệnh lý, máu lưu thông kém, chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến mũi chậm hồi phục. 

Do vận động mạnh

Sau nâng mũi, các bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để ổn định sức khỏe, giúp vết thương chóng hồi phục. Khi nâng mũi, để giúp sụn mũi cao, cánh mũi thon gọn, bác sĩ sẽ đưa các vật liệu vào sụn và cố định bằng băng gạc nhằm tránh viêm nhiễm. Lúc này, cấu trúc mũi còn khá lỏng lẻo, cần thời gian để mũi hồi phục, nếu vận động mạnh sẽ khiến mũi tổn thương, kéo dài tình trạng sưng viêm, thậm chí còn ảnh hưởng đến dáng mũi.

Do chế độ chăm sóc không đảm bảo

Dù cơ địa nào thì bạn cũng cần thận trọng trong khâu chăm sóc, hãy chú ý kiêng khem trong chế độ ăn uống lẫn thói quen sinh hoạt. Thời gian kiêng khem nên kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng đến khi cấu trúc mũi thật sự hoàn chỉnh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ của mình, cần tránh các thực phẩm như trứng, thịt bò, đậu phộng, rau muống, hải sản… 

Do mắc bệnh về đường hô hấp

Sau nâng mũi, nếu bạn không chăm sóc cẩn thận, mắc các bệnh về đường hô hấp, không che chắn mũi cẩn thận có thể khiến mũi nhiễm trùng. Hoặc nếu bạn bị cảm, cúm, dịch mũi tiết ra nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến vết thương khiến tình trạng sưng, viêm kéo dài, thậm chí có thể mũi bị nhiễm trùng dẫn đến sưng viêm trong nhiều ngày. Tình trạng nhiễm trùng nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây hoại tử, phải phẫu thuật rút sụn ra, mũi có nguy cơ dị dạng, khó mà điều chỉnh bằng phẫu thuật. 

Làm gì khi nâng mũi 2 tháng vẫn sưng?

Sau nâng mũi 2 tháng mà mũi vẫn còn sưng, bạn cần trở lại cơ sở thẩm mỹ, thăm khám chuyên khoa để được chăm sóc và có biện pháp xử lý phù hợp. Nâng mũi tuy là tiểu phẫu, nhưng cần thực hiện ở cơ sở uy tín, được cấp phép bởi Bộ Y tế để đảm bảo an toàn. Trước khi nâng mũi, nên nói rõ tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng của mình để đảm bảo an toàn. Sau khi nâng mũi, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh, tuân thủ đúng chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ.

Sau 2 tháng mà mũi vẫn sưng, bạn cần trở lại cơ sở thẩm mỹ thăm khám, không nên tự ý dùng thuốc tại nhàSau 2 tháng mà mũi vẫn sưng, bạn cần trở lại cơ sở thẩm mỹ thăm khám, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà
Sau 2 tháng mà mũi vẫn sưng, bạn cần trở lại cơ sở thẩm mỹ thăm khám, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà

Theo bác sĩ Lê Trần Duy, với trường hợp nâng mũi 2 tháng mà vẫn còn sưng, bạn nên chia sẻ với bác sĩ, tùy vào nguyên nhân, tình trạng sưng viêm mà các bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp. Bạn sẽ được thăm khám thường xuyên để theo dõi tình hình, nếu vết thương mưng mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng, mưng mủ thì lần khắc phục sau cần ít nhất 6 tháng để dáng mũi cũ ổn định. Với trường hợp này, bạn không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà.

Sau khi thăm khám, nếu bác sĩ thông báo không có dấu hiệu bất thường, thế nhưng bạn lại có cảm giác sưng đau thì có thể giảm đau bằng một số biện pháp như:

  • Chườm lạnh: Có tác dụng giảm sưng đau, giảm phù nề, giảm phản ứng viêm, khi chườm lạnh kéo dài giúp làm các mạch máu nhỏ co lại, giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tính thấm thành mạch, giảm cơ trương lực, có tác dụng tốt với vết thương đang sung huyết, sưng đau cấp do tiểu phẫu. 
  • Massage mũi: Khi đã nâng mũi được 2 tháng nhưng vẫn còn đau, bạn có thể massage nhẹ nhàng quanh mũi để giúp giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu, đồng thời giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
  • Dùng thuốc: Trong trường hợp vẫn còn đau nhưng không có dấu hiệu bất thường, bạn có thể đề nghị bác sĩ kê cho một ít thuốc có tác dụng giảm sưng đau. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước: Nước có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của sức khỏe, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh nước ấm, bạn nên tăng cường uống thêm nước ép rau củ, nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. 

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau nâng mũi

Sau khi nâng mũi, nếu không được chăm sóc cẩn thận, mũi sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Có nhiều trường hợp nhiễm trùng không được xử lý kịp thời, hậu quả là phải tháo toàn bộ sụn mới, hoại tử mũi, sụn tự thân ban đầu bị ăn mòn, chức năng mũi bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm… Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi có thể kể đến như:

  • Đau tăng dần ở vùng mũi và vùng xung quanh: Thông thường, sau 3 – 5 ngày, cơ thể đã quen dần, cảm giác đau cũng giảm dần. Tuy nhiên nếu tình trạng đau kéo dài quá lâu hoặc mức độ đau tăng dần thì bạn cần nhanh chóng thăm khám vì đây là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp. 
  • Mũi có biểu hiện biến đen: Nếu mũi có biểu hiện biến đen, các mô tế bào quanh mũi chết đi thì đây chính là dấu hiệu nhiễm trùng dần chuyển sang hoại tử do vi khuẩn xâm nhập gây ra. Khi bị bầm sau phẫu thuật thì mũi có màu đen nhạt và dần biến mất sau nâng mũi 1 tuần, còn nếu mũi hoại tử thì sẽ có màu đen đậm, hay kèm cùng hiện tượng đau và sốt. 
  • Dịch mũi nhiều, có màu vàng: Sau 4 ngày đầu nếu dịch mũi chảy nhiều, có mủ vàng thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nâng mũi
  • Mũi bốc mùi hôi: Khi nhiễm trùng, vùng da bị nhiễm trùng hư thối, hoại tử, đây là dấu hiệu nặng của nhiễm trùng mũi, bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tuyệt đối không chủ quan với các biểu hiện bất thường này. 

Bên cạnh đó, khi mũi nhiễm trùng, bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như hạch, sốt, người mệt mỏi, tái nhợt… 

Một số lưu ý sau khi nâng mũi

Có thể thấy, nếu sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng thì đây quả thực là dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ thẩm mỹ của mình để có biện pháp xử lý phù hợp.

Dù thuộc cơ địa dữ nhưng nếu cảm giác sưng đau không thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn thì đây chính là dấu hiệu bất thườngDù thuộc cơ địa dữ nhưng nếu cảm giác sưng đau không thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn thì đây chính là dấu hiệu bất thường
Dù thuộc cơ địa dữ nhưng nếu cảm giác sưng đau không thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn thì đây chính là dấu hiệu bất thường

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu mũi có các triệu chứng như đầu mũi to, bóng đỏ, bị lộ sống, mũi sưng, bầm tím quá lâu, dịch mũi đỏ đậm, mũi bị chảy máu… thì nhất định phải trở lại thăm khám bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan trước các triệu chứng bất thường của cơ thể. 
  • Dù thuộc cơ địa dữ, vết thương lâu lành thì bạn vẫn nhận thấy sự hồi phục tích cực của mũi, nếu 2 tháng mà mũi không có dấu hiệu lành, ngược lại cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn thì đây là dấu hiệu bất thường. 
  • Để tránh các rủi ro có thể xảy ra, bạn nên chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, trang thiết bị hiện đại, được cấp phép của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn khi làm đẹp. Mặc dù nâng mũi là tiểu phẫu, nhưng nếu quy trình thực hiện không đảm bảo, chế độ chăm sóc không phù hợp, không thận trọng thì rất dễ xảy ra biến chứng.
  • Để giảm đau bạn nên thận trọng trong khâu chăm sóc, kiêng các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, trứng, rau muống, hải sản… Hạn chế nằm nghiêng khi ngủ, hạn chế vận động mạnh để không ảnh hưởng đến dáng mũi. 

Tóm lại, nếu bạn đang gặp phải tình trạng sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không nên chủ quan trước các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Để đảm bảo an toàn, tránh các biến chứng có thể xảy ra, bạn nên liên hệ với cơ sở thẩm mỹ mình thực hiện để được hỗ trợ và có biện pháp xử lý kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Leave a Reply