Da tay bị nứt nẻ chảy máu là biểu hiện của các bệnh da liễu như chàm, á sừng, , viêm da cơ địa,… Đặc biệt là khi tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất, nhiệt độ khắc nghiệt, thì tình trạng khô nứt, chảy máu các đầu ngón tay, kẽ ngón tay và lòng bàn tay càng trở nên nghiêm trọng. Vậy, đâu là những cách xử lý an toàn nhất khi bị khô nẻ và rướm máu da tay?
1. Các phương pháp điều trị da tay bị nứt nẻ chảy máu
Khi da bàn tay bị khô ráp, nứt nẻ, rướm máu, cần có các biện pháp cầm máu, ngăn chặn viêm nhiễm và bảo vệ tổn thương khỏi tác hại ngoài môi trường. Dưới đây là 5 cách xử lý an toàn nhất!
1.1. Vệ sinh nhẹ nhàng và dán băng cá nhân
Điều đầu tiên cần làm khi da tay bị chảy máu do khô nứt nghiêm trọng là cầm máu tạm thời. Cần vệ sinh nhẹ nhàng tổn thương trên da bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh da an toàn. Sau đó thấm khô bằng khăn mềm rồi quấn băng cá nhân để tạm thời ngăn chặn tổn thương nghiêm trọng hơn. Đây cũng là cách để phòng ngừa viêm nhiễm khi bàn tay có nhiều vết thương hở.
Lưu ý là không dùng xà phòng tắm hay nước rửa tay sát khuẩn mạnh thông thường vì dễ khiến cho da tay bị khô hơn, mất cân bằng pH và tổn thương nặng nề hơn. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm vệ sinh da lành tính, an toàn với làn da để sử dụng.
1.2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh da liễu
Nếu da tay bị khô nẻ và rướm máu do thời tiết hanh khô, da mất độ ẩm thì chỉ cần dùng các loại thuốc dưỡng ẩm không cần kê đơn như thuốc mỡ kháng khuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp da tay bị nứt nẻ chảy máu do các bệnh da liễu thì cần sử dụng thuốc điều trị bệnh nền ngay.
- Kem : Giúp dưỡng ẩm da, giảm kích ứng, sưng tấy và bong tróc da. Đây là loại thuốc được dùng để điều trị nhiều căn bệnh da liễu khác nhau như chàm, á sừng, vảy cá, ,…
- Thuốc kháng : Có công dụng giảm ngứa rát, sưng tấy, sưng đỏ, làm dịu da, giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trước các triệu chứng của bệnh. Đây cũng là nhóm thuốc dùng cho các trường hợp bị dị ứng. Các tên thuốc thường được kê đơn là Fexofenadine, Telfast, Loratadin, Cetirizin,…
- Mỡ chống nấm: Không chỉ diệt trừ nấm gây ra bong tróc, khô và nứt nẻ da, thuốc chống nấm cũng giúp làm mềm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Bác sĩ da liễu thường kê đơn thuốc Nizoral, Griseofulvin,… cho các bệnh nhân nhiễm nấm.
Lưu ý: Các thuốc chữa bệnh da liễu nồng độ cao có thể gây ra tác dụng phụ là teo cơ, giãn mạch, biến đổi màu da,… Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, hãy tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Chỉ dùng các loại thuốc được kê đơn và dùng đúng liều lượng. Không tự ý mua thuốc chữa và thay đổi liều lượng khi chưa được bác sĩ đồng ý.
1.3. Dưỡng ẩm da tay bằng các loại kem chuyên dụng
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục các tổn thương trên da. Giúp cho các vết nứt nhanh chóng lành lại, không để lại sẹo và tránh bị các vi khuẩn, nấm xâm nhập. Việc sử dụng kem dưỡng da cũng cần cẩn trọng bởi nhiều loại thuốc hoặc mỹ phẩm có chứa thành phần dễ gây kích ứng. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại kem dưỡng ẩm trị da tay bị nứt nẻ chảy máu phù hợp nhất.
Hiện nay, một số loại kem an toàn giúp cấp ẩm và phục hồi thương tổn tốt nhất cho da được các bác sĩ da liễu khuyên dùng thuộc về thương hiệu Image, Obagi, Avene, CeraVe,… Bạn có thể tham khảo thêm về các thương hiệu dược mỹ phẩm này.
1.4. Giữ ấm da tay bị nứt nẻ chảy máu
Thông thường, tình trạng da bị khô nứt đến mức chảy máu diễn ra nhiều vào mùa đông, thời tiết lạnh và hanh khô. Vì thế, hãy giữ ấm da tay khỏi gió hanh bằng cách đeo găng tay mềm mại. Trước khi đeo găng tay vẫn cần phải bôi thuốc hoặc kem dưỡng ẩm để làn da được bảo vệ trong điều kiện tốt nhất. Ngoài ra, đeo bao tay cũng là một mẹo tốt để bạn hạn chế việc tự gãi, cào lên các tổn thương trên da tay. Bởi da khô ráp, nứt nẻ, chảy máu cũng hay kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, châm chích.
1.5. Bổ sung sức đề kháng cho làn da
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cũng là cách để tăng cường sức khỏe cho làn da. Chỉ đơn giản với việc uống thật nhiều nước mỗi ngày cũng đủ để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho làn da của bạn. Các loại vitamin có trong hoa quả, rau củ tươi cũng giúp ích rất nhiều trong việc tái tạo tổn thương da, tăng độ đàn hồi cho da. Vì thế, trong thời gian điều trị da tay bị nứt nẻ chảy máu, hãy chú ý về khẩu phần dinh dưỡng của mình!
2. Lưu ý khi da tay bị nứt nẻ chảy máu
- Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất cả trong sinh hoạt và công nghiệp. Tránh dùng chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa,… Nếu thực sự cần tiếp xúc với các hóa chất vì lý do công việc, bắt buộc phải đeo găng tay bảo hộ để tránh làm tổn thương làn da.
- Khi da tay bị nứt và chảy nhiều máu, vết thương hở miệng và có hiện tượng viêm nhiễm thì không nên thoa kem dưỡng ẩm mà phải sử dụng thuốc kháng viêm, kháng khuẩn trước. Đến khi vết thương lành miệng rồi mới dùng kem dưỡng ẩm.
- Khi có dấu hiệu tay nứt và chảy máu nghiêm trọng, cần tìm đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ xử lý. Không nên chủ quan vì nếu vết thương bị viêm nhiễm nặng thì sẽ khó điều trị hơn. Sau này cũng sẽ để lại sẹo hoặc biến chứng không mong muốn.
Da tay bị nứt nẻ chảy máu gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày. Nếu không xử lý ngay từ đầu, tình trạng da sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, gây ra những cơn đau rát, ngứa ngáy, căng cứng vô cùng khó chịu. Với 5 cách chữa khô nứt da tay trên đây, hy vọng rằng bạn sẽ lấy lại được làn da khỏe mạnh, mềm mại trong thời gian sớm nhất.
Làm đẹp
08/07/2022
Mụn cóc
07/06/2022
Tin tức
24/05/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Bệnh da liễu
08/07/2021
Bệnh da liễu
10/06/2021
Bệnh da liễu
28/05/2021
Bệnh da liễu
21/04/2021
Bệnh da liễu
23/03/2021
Bệnh da liễu
26/02/2021
Bệnh da liễu
25/02/2021
Bệnh da liễu
24/02/2021