Đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc, rướm máu gây đau đớn, khó chịu. Nhất là khi giao mùa, trời trở lạnh, triệu chứng càng bùng phát dữ dội. Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng da nhức nhối này? Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị khô nứt đầu ngón chân thông qua bài viết sau đây!
1. Các cách chữa đầu ngón chân bị khô nứt hiệu quả
Đầu ngón chân bị khô nứt là hậu quả của một số bệnh lý như nấm, chàm, , suy tuyến giáp, kèm theo các tác động vật lý như lão hóa, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất, thiếu ẩm hoặc ẩm quá mức,… Để cải thiện tình trạng này, cần sử dụng các loại thuốc trị bệnh và áp dụng phương pháp chăm sóc da đúng cách.
1.1. Sử dụng thuốc trị bệnh
- Kem : Sử dụng kem chứa corticoid bôi tại chỗ để giảm kích ứng, sưng tấy, điều trị tình trạng da khô nứt nẻ, ngứa hoặc sưng đỏ. Các hydrocortisone nồng độ thấp được phân phối tại khắp các nhà thuốc và người bệnh có thể tự tìm mua để bôi. Nhưng với các loại hydrocortisone nồng độ mạnh thì cần được bác sĩ kê đơn mới được sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Mỡ bôi chống nấm: Để điều trị trong trường hợp đầu ngón chân bị khô nứt do nấm. Các loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng là Nizoral, Griseofulvin,… Khi dùng thuốc chống nấm cũng cần kết hợp với các loại thuốc điều trị khác để giảm thiểu triệu chứng bong tróc, nứt ngứa ngoài da.
- Thuốc kháng : Có công dụng giảm ngứa, giảm bong tróc và sưng đỏ ngoài da. Đây cũng là loại thuốc được dùng để điều trị các loại bệnh như mề đay, mẩn ngứa, chàm eczema,… Để trị ngón chân khô nứt, cần dùng các thuốc kháng histamin như Fexofenadine, Telfast, Loratadin, Cetirizin,…
Lưu ý: Cần tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra khô nứt đầu ngón chân để dùng được đúng loại thuốc điều trị hiệu quả và an toàn. Không nên tự mua thuốc để chữa vì nếu dùng sai thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như teo da, dị ứng,… Khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần tuân thủ tuyệt đối liệu trình, liều lượng.
1.2. Sử dụng kem dưỡng da
Đầu ngón chân bị khô nứt cần được dưỡng ẩm thường xuyên. Vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì người bệnh cần dùng thêm kem dưỡng da. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại kem dưỡng da phù hợp nhất với cơ địa của mình. Nên dùng các dòng kem dưỡng ẩm của CeraVe, LaRoche Posay, Vaseline,… để đảm bảo da không bị kích ứng.
Đồng thời, nên thay đổi loại sữa tắm để vệ sinh da chân hằng ngày. Không nên dùng xà bông tắm có tính tẩy rửa mạnh thông thường vì sẽ khiến da khô hơn, bị bong tróc nhiều hơn. Người bệnh nên tham khảo sữa tắm của Ziaja, Avene, CeraVe,…
1.3. Chăm sóc da chân đúng cách
- Tẩy tế bào chết: Đây là phương pháp tốt để cải thiện tình trạng da khô nứt nẻ ở đầu ngón chân. Nên tẩy tế bào chết khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần để da mềm mại hơn, sau đó vệ sinh da cẩn thận và dưỡng ẩm để cho da chóng hồi phục.
- Ngâm chân: Đây cách cách để làm dịu da kích ứng, làm mềm các đầu ngón chân bị khô nứt, đồng thời kích thích lưu thông máu, rất tốt cho sức khỏe. Nên ngâm chân với các nguyên liệu tự nhiên lành tính như bột yến mạch, mật ong, tinh dầu bạc hà, dầu jojoba, olive, dầu dừa,… Chỉ sử dụng nước ấm chứ không dùng nước nóng để không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da.
- Sử dụng giày vừa vặn: Không đi giày quá chật hay có chất liệu cứng, thô để tránh da chân bị chà xát mạnh, tổn thương nhiều hơn.
- Hạn chế tiếp xúc hóa chất độc hại: Tránh chất tẩy rửa, xăng dầu, xà phòng, mỹ phẩm,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất, cần sử dụng giày bảo hộ để ngăn chặn hoàn toàn tác động của các hóa chất đó.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Tăng cường sử dụng các loại rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất. Nhằm cải thiện sức đề kháng cho da, tăng cường tốc độ hồi phục da khỏi những thương tổn. Lưu ý cần tránh các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… và các chất kích thích có trong rượu, bia, cà phê,…
2. Đầu ngón chân bị khô nứt khi nào cần đến bệnh viện ngay?
Mặc dù hầu hết các trường hợp khô nứt ngón chân đều có thể tự cải thiện được tại nhà, nhưng đôi khi do bệnh lý tiến triển quá nhanh hoặc các phương pháp điều trị được áp dụng không đúng cách có thể dẫn đến biểu hiện nghiêm trọng như:
- Da sưng đỏ, đau đớn hơn nhiều
- Ngứa ngáy dữ dội, cảm giác buốt mỗi khi gãi
- Đầu ngón chân bị chảy máu
- Ở các vết nứt và rỉ máu xuất hiện mủ
- Người bệnh bị sốt
Lúc này, đầu ngón chân bị khô nứt đã chuyển sang viêm và kích ứng, gây ra nhiều rủi ro hơn cho sức khỏe của người bệnh. Vì thế, cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám ngay lập tức, tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Đầu ngón chân bị khô nứt không phải là biểu hiện xa lạ gì, trái lại đã trở nên quá quen thuộc, đặc biệt với người Việt Nam sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Dù vậy, không nên chủ quan, lơ là với các triệu chứng vì từ những vết bong tróc, khô ráp nhỏ có thể dẫn đến viêm sưng, đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng đời sống của người bệnh. Bởi vậy, cần có biện pháp chăm sóc an toàn, tìm gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời trước khi đầu ngón chân bị khô nứt gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Làm đẹp
08/07/2022
Mụn cóc
07/06/2022
Tin tức
24/05/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Thuốc da liễu
24/04/2022
Bệnh da liễu
08/07/2021
Bệnh da liễu
10/06/2021
Bệnh da liễu
28/05/2021
Bệnh da liễu
21/04/2021
Bệnh da liễu
23/03/2021
Bệnh da liễu
26/02/2021
Bệnh da liễu
25/02/2021
Bệnh da liễu
24/02/2021