Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới; nóng ẩm; đây là môi trường phù hợp cho nhiều loại bệnh ngoài da phát triển. Bệnh ngoài da thường gây khó chịu; dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm. Một số loại bệnh biểu hiện ngoài da tưởng chừng đơn giản nhưng lại phản ánh những vấn đề nội tại bên trong của cơ thể.
Nội dung bài viết sau đây tổng hợp một số loại bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng tránh cũng như danh sách các bác sĩ da liễu giỏi. Qua đó giúp bạn đọc nâng cao hiệu quả điều trị và để có cuộc sống tự tin; vui khỏe.
12 bệnh ngoài da thường gặp
Dưới đây là 12 bệnh ngoài da thường gặp cùng một số triệu chứng để bạn đọc dễ dàng phân biệt.
1. Viêm da cơ địa
Đây là một trong những; đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân tạo nên viêm da cơ địa là yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.
Dấu hiệu nhận biết:
- thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề gây ra tình trạng ngứa đau rát nhất là về đêm.
- Với người bệnh mạn tính; sắc tố da của người bệnh bị thay đổi; rối loạn và xuất hiện nhiều đám da sần; dày sừng bong tróc và rất ngứa.
2. Viêm da tiếp xúc
gồm 2 loại viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Các triệu chứng bao gồm ngứa và đôi khi đau rát. Những thay đổi trên da bao gồm ban đỏ; đóng vẩy; sưng da; đôi khi phồng rộp và loét.
- Diện tích phát ban của bệnh được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi bệnh trở nên nặng hơn.
3. Bệnh vảy nến
chiếm đến 10% tổng số người mắc bệnh ngoài da. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh vảy nến làm mất thẩm mỹ; ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Đây là loại bệnh có thể phát theo từng đợt và cũng có thể giảm theo mùa.
Dấu hiệu nhận biết:
- Phát ban loang lổ với nhiều hình dạng khác nhau; từ những nốt vảy giống như vảy gàu đến nốt ban lớn khắp cơ thể
- Ban có màu khác nhau; thường rơi vào sắc tím; sắc hồng hoặc đỏ với vảy bạc.
- Đốm vảy nhỏ (thường gặp ở trẻ em).
- Da khô; nứt nẻ có thể chảy máu.
4. Viêm da mủ
Đây là bệnh ngoài da thường xảy ra vào mùa hè. Vào thời điểm này; trời nóng nực và cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi gặp tụ cầu khuẩn; liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh.
Những bệnh ngoài da thường gặp nằm trong nhóm viêm da mủ bao gồm ; mụn nhọt; chốc lở; hăm kẽ và ngoài ra còn bị chốc mép; loét…
5. Nổi mề đay – mẩn ngứa
Đây là một bệnh da liễu thường gặp và cũng gây ngứa ngáy; đau bỏng rát khó chịu cho người bệnh. Bạn càng gãi; càng động vào vùng thì càng ngứa và có thể bị chảy máu và bị bội nhiễm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như dị ứng với thuốc; với thức ăn; với một số chất kích ứng; ; đốt; Tiêu thụ quá nhiều những loại thức ăn chứa nhiều đạm; canxi.
Dấu hiệu nhận biết:
- Xuất hiện rải rác hoặc tập trung những nốt sẩn phù và mẩn đỏ. Các nốt ban đầu chỉ ở một vùng nhỏ nhưng sau đó sẽ lan ra toàn thân.
- Ngứa ngáy; khó chịu; đặc biệt là vào chiều tối và đêm; kèm theo cảm giác nóng rát.
6. Bệnh ghẻ
là bệnh ngoài da phổ biến; bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên; có tên là Sarcoptes scabiei; Hominis (cái ghẻ/ mạt ngứa) thường hay gặp vào mùa xuân – hè. Bệnh do ghẻ cái gây nên; ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.
lây do nằm chung giường; mặc quần áo chung; lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục… Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ. Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.
Dấu hiệu nhận biết:
- Nổi mụn nước và ngứa ngáy dữ dội; đặc biệt vào ban đêm
- Bề mặt da có các mảng đóng vảy khô màu hồng đỏ
7. Nấm da
là căn bệnh có khả năng lây lan và tái phát khá cao. Căn bệnh này thường gặp nhất vào mùa hè; gây ngứa cho người bệnh là bởi trong quá trình sống của mình; sợi nấm tiết ra độc tố làm kích thích da.
Tùy vào bạn mắc dạng nấm da nào (nấm da toàn thân; ; nấm da mặt; nấm da tay; nấm da đùi; nấm kẽ và nấm móng…) mà sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Lưu ý: Bệnh nấm da rất dễ lây cho các vị trí khác trên cơ thể của bản thân và cho cả người khác.
8. Bệnh zona
Bệnh có biểu hiện phát ban của các chấm nổi lên; sau đó biến thành mụn nước gây đau đớn. Bệnh zona khiến da bị bỏng; ngứa ran hoặc trở nên rất nhạy cảm.
thường xuất hiện trên thân và mông nhưng có cũng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Thường bệnh sẽ kéo dài khoảng hai tuần.
Dấu hiệu nhận biết:
- Mệt mỏi; sốt; đau đầu do dây thần kinh bị ảnh hưởng
- Một số vùng da xuất hiện tình trạng bị bỏng rát; ngứa ngáy; nhạy cảm; đau khi chạm vào.
- Mức độ đau nặng dần cho tới khi vùng da phát ban xuất hiện các mụn nước.
9. Bệnh chàm (Eczema)
là một thuật ngữ để thể hiện một số tình trạng viêm da không lây nhiễm. Biểu hiện bệnh là da có màu đỏ; khô và ngứa. Căng thẳng; tiếp xúc các chất kích thích (như xà phòng);chất gây dị ứng và khí hậu có thể kích hoạt bệnh bùng phát.
Ở người lớn; nó thường xuất hiện ở khuỷu tay; bàn tay và ở nếp gấp da. Một số loại thuốc điều trị bệnh chàm có thể được bôi lên da và một số khác được uống bằng miệng hoặc tiêm.
Dấu hiệu nhận biết:
- Các mảng hồng ban hình thành trên da gây ngứa ngáy
- Có thể xuất hiện tình trạng mụn nước ở trên da; gây cảm giác đau rát khi mụn bị vỡ
- Khi mụn nước bắt đầu bong ra; làn da trở nên khô cứng; đóng vảy
10. Mụn trứng cá
bùng phát khi lỗ chân lông bị tắc dầu và tế bào da chết bị viêm. Vi khuẩn và các yếu tố kích thích khiến mụn trứng cá hoạt động. Chúng thường xuất hiện trên mặt; ngực và lưng.
Người bệnh cũng có thể bị nổi và u nang. Để giúp kiểm soát mụn trứng cá; hãy giữ cho vùng da dầu sạch sẽ và không nặn mụn (vì nặn mụn có thể gây nhiễm trùng và sẹo).
Có nhiều dạng mụn trứng cá như mụn đầu trắng; mụn đầu đen; mụn đỏ; mụn viêm; mụn bọc; mụn nang;…
11. Nốt ruồi
Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc đen. Chúng có thể có ở bất cứ đâu trên cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một mình hoặc theo nhóm và thường xuất hiện trước tuổi 20.
Nếu nhận thấy nốt ruồi có những dấu hiệu bất thường như dưới đây thì cần nhanh chóng thăm khám với uy tín:
- Kích thước lớn; đường kính lớn hơn 6mm
- Nốt ruồi có nhiều màu pha lẫn với nhau thay vì một màu đồng nhất như bình thường
- Nốt ruồi có dấu hiệu đóng vảy; gia tăng kích thước hoặc chuyển sang màu đỏ; cảm thấy đau khi chạm vào nốt ruồi
12. Bệnh mụn cóc
Trong hầu hết các trường hợp; mụn cóc thông thường xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay. Mụn cóc lây lan khi bạn chạm vào thứ gì đó được sử dụng bởi người bị virus. Để ngăn ngừa mụn cóc nhiều hơn; hãy băng chúng lại; giữ cho chúng khô ráo và không nên chọc chúng.
thường vô hại và không đau. Bạn có thể điều trị chúng bằng thuốc bôi; hoặc bác sĩ có thể đóng băng hoặc đốt chúng đi. Các kỹ thuật loại bỏ tiên tiến hơn bao gồm phẫu thuật; laser và hóa chất.
Dấu hiệu nhận biết: Mụn cóc không có dấu hiệu nhận biết đặc trưng mà thường gây khó chịu trên da. Mụn cóc ở mặt hay đầu có thể gây chảy máu; mụn cóc bàn chân thường rộp và sưng lên; có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi; mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau.
Bệnh ngoài da có thể tái đi tái lại; khó điều trị dứt điểm; có thể lây lan cho người xung quanh. Nhiều người thậm chí mất đi vẻ đẹp tự nhiên và thiếu tự tin với làn da của mình khi gặp các vấn đề về da liễu. Do đó khi gặp những triệu chứng bất thường; bạn đọc nên nhanh chóng thăm khám với các bác sĩ da liễu uy tín.
Thăm khám bệnh ngoài da với Bác sĩ Da liễu giỏi
Bệnh ngoài da là nhóm bệnh phổ biến trong cộng đồng ở nước ta. Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Khi gặp các vấn đề về bệnh ngoài da; cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám ở các để được bác sĩ thăm khám; tư vấn và điều trị kịp thời. Dưới đây là top những và TPHCM để bạn đọc tham khảo.
Bác sĩ Da liễu giỏi tại Hà Nội
Bạn đọc ở khu vực Hà Nội có thể tham khảo thăm khám với những Bác sĩ da liễu dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn dưới đây:
1. Phó Giáo sư; Tiến sĩ; Bác sĩ cao cấp Nguyễn Duy Hưng
- Tổng thư kí Hội da liễu Việt Nam
- Nguyên Trưởng phòng chỉ đạo tuyến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
- Hội viên của Hội Da liễu Đông Nam Á; Châu Á và Thế giới
- Giảng viên bộ môn Da liễu tại Đại Học Y Hà Nội
Với hơn 40 năm kinh nghiệm; là bác sĩ chuyên khoa Da liễu đầu ngành được nhiều bệnh nhân tại khu vực Hà Nội tin tưởng thăm khám.
Nhiều bệnh nhân đãthăm khám với Bác sĩ Nguyễn Duy Hưng để lại nhiều phản hồi tích cực như “Bác sĩ khám cẩn thận và tỉ mỉ”; “Mình đi khám mấy lần với PGS Hưng rồi. Bác sĩ cho đơn thuốc 2; 3 ngày là mình đỡ hẳn và sắp khỏi luôn rồi.”;…
Hiện Bác sĩ có lịch khám đều đặn vào buổi chiều các ngày trong tuần từ 14h30 – 18h00 tại Phòng khám Chuyên khoa Da Liễu 207 Phố Huế – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Bạn đọc có nhu cầu chủ động đặt khám để hơn.
2. Tiến sĩ; Bác sĩ Vũ Thái Hà
- Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc – Bệnh viện Da liễu Trung ương
- Giảng viên bộ môn da liễu – Trường Đại học Y Hà Nội
- Từng thực tập tại khoa Da liễu Bệnh viện Bichat và Bệnh viện Saint-Louis (Pháp) về các bệnh da liễu; tóc; móng
có thời gian công tác lâu dài tại Bệnh viện Da liễu Trung ương; tại đây bác sĩ có đã tiếp xúc với hàng ngàn trường hợp bệnh da liễu từ đó tạo nên sự chuyên nghiệp; ứng biến linh hoạt với nhiều mặt bệnh từ cơ bản tới phức tạp.
Tiến sĩ; Bác sĩ Vũ Thái Hà hiện có lịch khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và cả phòng khám riêng. Tuy nhiên lịch khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương của Bác sĩ vẫn chưa được công khai; còn tại Phòng khám riêng (Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ – gần Ô Chợ Dừa; Đống Đa; Hà Nội) thì như sau:
- Thứ Hai – thứ Sáu: 17h30 – 19h30
- Thứ Bảy: 9h30 – 16h30
- Chủ nhật: 14h00 – 16h30
Do vẫn công tác tại Bệnh viện thế nên lịch khám của Bác sĩ có thể thay đổi đột xuất; bạn đọc lưu ý để đảm bảo gặp được Bác sĩ.
3. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành
- Hơn 15 năm kinh nghiệm trong chuyên khoa Da liễu và thế mạnh chính về Laser sắc tố da
- Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng; Bệnh viện Da liễu Trung ương
- Bác sĩ khoa Laser và săn sóc da; Bệnh viện Da liễu Trung ương
là bác sĩ chuyên khoa da liễu đáng tin cậy tại Hà Nội được nhiều chị em truyền miệng nhau thăm khám. Bác sĩ tiếp nhận thăm khám hầu hết các mặt bệnh da liễu từ mụn; viêm da cơ địa; mày đay; nấm da; vảy nến;… tuy nhiên thế mạnh nổi bật của bác sĩ là về mảng laser sắc tố: rám má; tàn nhang; xóa nhăn; trẻ hoá da; bớt tăng sắc tố;…
Ngoài hoạt động thăm khám thì bác sĩ Nguyễn Tiến Thành cũng tích cực tham gia các hoạt động tư vấn; báo viết trên các kênh truyền thông uy tín như Sức khỏe đời sống; VTV; VTC;…
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành hiện cũng công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung ương; do đặc thù Bệnh viện công nên lịch khám tại đây chưa được công khai. Ngoài ra; (21 Hoàng Cầu; phường Ô Chợ Dừa; quận Đống Đa; Hà Nội) vào:
- Thứ Hai; Ba; Tư; Năm: 17h00 – 19h00
- Chủ nhật: 8h00 – 12h00
Bác sĩ Da liễu giỏi tại TPHCM
Bên cạnh các Bác sĩ khu vực Hà Nội thì dưới đây là danh sách .
1. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Hoài Hương
- Trưởng khoa Dinh Dưỡng; Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
- Nguyên Phó trưởng khoa Lâm sàng 1; Bệnh viện Da Liễu TPHCM
- Hội viên chi hội Da Liễu Hồ Chí Minh
- Hội viên Hội Da Liễu Việt Nam
nổi tiếng là bác sĩ da liễu mát tay tại TPHCM trong khám và điều trị các vấn đề phổ biến về da cho cả trẻ em và người lớn. Bác sĩ được đào tạo bài bản về chuyên ngành Da liễu tại Đại học Y dược TPHCM cùng với hơn 20 năm kinh nghiệm; bạn đọc có thể an tâm; tin tưởng thăm khám với Bác sĩ Hoài Hương.
Ngoài kiến thức chuyên môn; Bác sĩ Hoài Hương còn nhận được nhiều phản hồi về thái độ thân thiện; thăm khám dễ chịu; tư vấn chuyên nghiệp; kỹ càng giúp bệnh nhân thoải mái và dễ chia sẻ hơn.
Ngoài thời gian công tác tại Bệnh viện Da liễu TPHCM; nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của những bạn đọc không có nhiều thời gian tới bệnh viện; (30/1A Ngô Thời Nhiệm; Phường 7; Quận 3; TPHCM):
- Thứ Tư: 16h30 – 19h30
- Thứ Bảy: 9h00 – 11h00
2. Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thượng Thụy Vi
- Hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị lĩnh vực Da liễu
- Từng điều trị thành công hơn 5000 ca bệnh lý về da
- Bác sĩ từng công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á; Bệnh viện Quân y 175
Bác sĩ Lê Thượng Thụy Vi tuy còn trẻ nhưng lại được đánh giá với chuyên môn da liễu vững vàng; đã thăm khám và điều trị có hiệu quả tích cực cho nhiều hàng ngàn khách hàng.
Bác sĩ Thụy Vi có thế mạnh về da liễu thẩm mỹ hơn so với các bệnh lý da liễu. Bạn đọc có nhu cầu điều trị sẹo; mụn; trẻ hóa; peel da; xóa nhăn; mesotherapy thì có thể ưu tiện thăm khám với Bác sĩ.
có lịch khám đều đặn vào cả khung giờ trong và ngoài giờ hành chính; giúp bệnh nhân dễ dàng thăm khám và gặp gỡ hơn. Bác sĩ chủ yếu thăm khám tại phòng khám riêng tại 129 Bàn Cờ; Phường 3; Quận 3; TPHCM vào các khung giờ:
- Thứ Hai – thứ Sáu: 9h00 – 19h00
- Thứ Bảy; Chủ nhật: 9h00 – 11h00
3. Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Nhật Ninh
- Hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý Da liễu
- Nguyên Trưởng khoa Lâm Sàng 1; Bệnh viện Da Liễu TP. HCM
- Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn; Bệnh viện Da liễu Khánh Hòa
Bác sĩ da liễu giỏi tại TPHCM tiếp theo mà BookingCare muốn giới thiệu tới bạn đọc là Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật Ninh. Bác sĩ Nhật Ninh chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến da liễu như mụn; viêm da; nấm da; sẹo; thẩm mỹ da;…
BookingCare mới cập nhật được (50 Đường số 65; KDC Tân Quy Đông; Phường Tân Phong; Quận 7; TPHCM) cụ thể:
- Thứ Hai và thứ Sáu: 9h00 – 11h30
Da liễu là nhóm bệnh phù hợp để khám từ xa với nhiều tiện ích; nhanh gọn mà vẫn đạt kết quả khám chữa bệnh hiệu quả. Bệnh nhân gặp vấn đề về da liễu có thể chọn khám online thông qua cuộc gọi trực tuyến có hình với bác sĩ .
Cách phòng tránh các bệnh ngoài da
Sau khi phát hiện; thăm khám và điều trị các bệnh ngoài da thì bạn đọc cũng cần có một chế độ; thói quen sinh hoạt hợp lý; lành mạnh để tránh bệnh tái phát. Dưới đây là những cách phòng tránh đơn giản nhưng cũng cực kỳ hữu ích cho để phòng tránh những bệnh ngoài da.
Như vậy; trên đây là những thông tin tổng hợp của BookingCare về các bệnh ngoài da thường gặp; cách phòng tránh cũng như các bác sĩ da liễu uy tín; giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích và phần nào giải đáp những băn khoăn; thắc mắc của bạn đọc.